A. Thông tin về Hải phù thạch
Thủy hoa (Thập di), Dương đỗ thạch, Hải nam thạch, Ngọc chi chi (Hòa Hán dược khảo), Phù thạch, Phù hải thạch, San hô, San hô sừng, Đá bọt biển là những tên gọi khác xung quanh tên gọi phổ biến Hải phù thạch. Đây là một loại san hô được tìm thấy tại biển, với rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Tên khoa học: Plexaura homomlla Gorgonia.
1. Mô tả
- Hải phù thạch là một loại san hô nổi trên biển
- Bộ xương đá vôi và San hô 6 tia là xương ngoài bằng đá vôi do tế bào lá ngoài tiết ra ở vòng đế của cơ thể.
- Bộ xương san hô giống như một cái cốc bằng đá vôi để các phần cơ thể sống của san hô phủ trùm lên trên, ở những tập đoàn san hô, thành ngoài của các cốc xương này dính liền với nhau tạo thành những bộ xương lớn. Khi mang san hô lên cạn, phần thịt sẽ mất nước, tan dần rồi thối rữa đi.
- Phần chất đá vôi còn lại có nhiều hình thù khác nhau, chính là bộ xương của tập đoàn san hô, thường được lấy làm vật trang trí.
2. Phân bố, thu bắt và chế biến
Phân bố: Hải phù thạch có nhiều ở Thái bình dương, nhất là các đảo có san hô kết cấu thành nổi lên mặt biển. Chúng trôi vào bờ tại các vùng có biển, được thu nhặt về rửa sạch để sử dụng và cung cấp cho thị trường.
Chế biến: Sau khi thu bắt được, người ta dùng nước lạnh ngâm nước để khỏi mặn và bùn cát, hoặc để ở giữa trời cho ngấm nước mưa rồi phơi nắng cho khô.
3. Phần dùng làm thuốc
Người ta khai thác và sử dụng khối xương, đá vôi để làm thành thuốc.
4. Mô tả dược liệu
Hải phù thạch là một loại san hô, xốp mà nhẹ, có nhiều lỗ nhỏ như tổ mọt, màu sắc rất có nhiều, thông thường phần nhiều hay dùng màu trắng tro có loại giống như pha lê hoặc sáng bóng dạng sợi lụa, chất cứng mà còn dễ gãy đâm vụn giống như loại vỏ sò, bỏ vào trong nước nổi lên mặt nước không chìm xuống.
5. Bào chế
Người ta đâm vụn, dùng sống, hoặc nung lửa rồi thủy phi, bao trong vải sắc uống.
B. Công dụng và liều dùng
Tính vị: Vị mặn, Tính lạnh. Được quy vào Phế kinh.
Tác dụng: Thanh phế giáng hỏa, nhuyễn kiên và tán kết, tiêu tích khối, hóa đàm.
Chủ trị: Ho đàm dãi, tràng nhạc, lao hạch, bướu cổ.
C. Đơn thuốc có chứa Hải phù thạch
1. Chữa thấp đờm ứ trệ, kinh thiếu dương bị kết lại, sưng tuyến giáp
Hải phù trạch 12g, Bồ công anh 30g, Côn bố 16g, Địa đinh 16g, Hạ khô thảo 10g, Hải tảo 16g, Kim quả lãm 10g, Liên kiều 12g, Một dược 6g, Nga truật 6g, Ngân hoa 16g, Nhũ hương 6g, Tam lăng 6g, Tảo hưu 6g, Thế bồi 16g.
Lấy hỗn hợp trên và sắc uống. (Tam Hải Thang – Thiên Gia Diệu Phương).
2. Chữa ho ra đàm huyết
Dùng Thanh đại, Qua lâu nhân, Hải phù thạch, Sơn chi tử, Kha tử nhục. Tán bột trộn mật rồi ngậm (Đan Khê Tâm Pháp).
3. Chữa ho suyễn do đàm hoả
Phù thạch, Trần bì, Bối mẫu, Đởm tinh, Mộc thông, Bạch giới tử (Thanh Cách Tiễn – Loại Chứng Trị Tài Phương).
4. Chữa ho không dứt
Dùng bột Phù thạch, sắc uống hoặc luyện mật làm viên uống (Trửu Hậu Phương).
5. Trị tiêu khát
Dùng Phù thạch, Thanh đại, các vị bằng nhau dùng 1 ít Xạ hương tán bột, mỗi lần uống 3g với nước nóng (Bản Sự Phương). Hoặc bài: Bạch phù thạch, Cáp giới, Thuyền thoái, các vị bằng nhau.
Tán bột, trộn với mật cá diếc 7 cái, mỗi lầnuống 7 chỉ (Bản Sự Phương).
6. Chữa huyết tâm, sỏi niệu quản, tiểu tiện rít khó
Dùng Phù thạch tán bột lần uống 6g với nước sắc Cam thảo (Trực Chỉ Phương).
7. Chữa sỏi bàng quang niệu đạo ra huyết
Dùng Phù thạch chừng một nắm tay, tán bột, lấy 3 thăng nước sắc còn 1 thăng để lắn xuống (Truyền Tín Thích Dụng Phương).
8. Chữa sán khí, thoát vị bẹn
Phù thạch tán bột, mỗi lần uống 6g. Mộc thông, Xích phục linh, Mạch môn đông. Sắc uống với bột thuốc (Trực Chỉ Phương). Hoặc bài: Hải phù thạch, Hương phụ, các vị tán bột (Liều dùng bằng nhau) mỗi lần uống 6g với nước cốt gừng (Đan Khê Tâm Pháp).
9. Chữa đinh nhọt phát bối
Phù hải thạch nửa lượng, Mộc dược 6g, tán bột, trộn với giấm làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn, lần uống 6-7 viên, uống với rượu khi ngủ (Phổ Tế Phương).
10. Chữa ho suyễn do phế có đàm nhiệt
Hải phù thạch, Thiên môn đông, Hoàng cầm, Cát cánh, Liên kiều, Thanh đại, mỗi thứ 9g, Mang tiêu, Hương phụ đều 6g. Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn, tể uống ( Hóa Đàm Hoàn- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
11. Chữa lao phổi có các triệu chứng ho ra máu, nôn ra đàm vàng
Bạch cập 6 phần, Hải phù thạch 2 phần, Tam thất 2 phần. Tán bột, mỗi lần uống 9g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
12. Chữa ho suyễn do phế có đàm nhiệt
Hải phù thạch, Thiên môn đông, Hoàng cầm, mỗi thứ 9g, Hương phụ 6g, Cát cánh, Liên kiều, Thanh đại, mỗi thứ 9g, Mang tiêu 6g. Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn, tể uống ( Hóa Đàm Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
13. Chữa hoả nhiệt làm ho ra đàm, có máu
Thanh đại, Qua lâu nhân, Hải phù bình, mỗi thứ 9g. Tán bột luyện mật làm viên ngậm cho tan dần (Khái Huyết Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý:
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
- Người bệnh không tự ý áp dụng.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn tham khảo
Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.