Cây Hàn The luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng Việt: Hàn the, Sơn lục đậu, Tràng quả dị diệp
Tên khoa học: Desmodium heterophyllum (Willd.) DC.
Họ: Fabaceae (Đậu)
1. Đặc điểm dược liệu
Cây hàn the là 1 cây thuốc quý. Cây mọc bò rất nhỏ, phân cành từ gốc, cành trải ra mặt đất. Lá gồm ba lá chét, lá chét hình trái xoan ngược, mặt trên nhẵn, mặt dưới màu nhạt, lá kèm hình trái xoan nhọn, có nhiều vân. Cụm hoa ở nách, ít hoa, không cuống. Hoa nhỏ màu tím hồng. Quả thuôn không cuống, có 4-5 đốt, mỗi đốt chứa một hạt.
2. Phân bố
Cây hàn the phù hợp với những khu vực có khí hậu nóng ẩm nên thường phân bố ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ,… Cây thường mọc hoang ở các vùng đất hoang, ven đường hoặc cạnh sông, suối.
Ở Việt Nam, cây cỏ hàn the được xếp vào hàng thảo dược quý hiếm, chỉ phát triển ở một số tỉnh phía Nam.
3. Bộ phận dùng và thu hái dược liệu
Bộ phận dùng: Toàn thân đều có thể dùng làm thuốc.
Thu hái: Dây hàn the có thể thu hái quanh năm.
4. Cách sơ chế dược liệu
- Sau khi thu hái cây hàn the về, rửa sạch, để ráo nước
- Đem cắt khúc nhỏ thảo dược
- Đem đi phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo dùng dần.
Công dụng và Liều dùng
1. Thành phần hoá học
Theo y học hiện đại, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ra trong dây hàn the có các thành phần hóa học chính là alkaloid và tanin. Đây đều là những hoạt chất quan trọng đóng vai trò lớn trong việc chữa bệnh của dây hàn the như giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả.
2. Tính vị
Cây Hàn the vị hơi chua, tính mát.
Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 1070, NXB Y học, Hà Nội. Hàn the ba hoa có “vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, điều kinh chỉ thống. Lá lợi sữa, cầm tiêu chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng.
Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, trang 897, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. “Hàn the có vị nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sát trùng, thông tiểu. Công dụng: Toàn cây hàn the được dùng làm thuốc chữa sốt, ho có đờm khò khè, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng.”
3. Công dụng
Dùng chữa các chứng bệnh: sốt nóng, ho có đờm, các vết thương, phần mềm bị viêm tấy, loét, phụ nữ băng huyết.
Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng.
Dùng ngoài, giã nát đắp bó gãy xương, chữa vết thương lở loét, rò, mụn mủ, bướu.
4. Liều dùng
Dùng từ 10 – 20g (Sắc hoặc hãm lấy nước)
Dùng ngoài băng bó các vết thương phần mềm làm chóng lành, lên da thịt không cố định liều dùng
5. Đối tượng sử dụng cây hàn the
- Người bị bệnh tiểu buốt, khó đi tiểu do nóng trong.
- Người bị đi tiểu ra máu.
- Người đang bị sốt.
- Người bị ho, viêm phế quản.
- Người bị viêm đường tiết niệu.
- Người bị viêm loét hành tá tràng.
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
1. Chữa bệnh tiểu buốt
Bài thuốc: dùng cây hàn the với củ gai giã nhỏ, chế nước vắt lấy nước cốt hay có thể dùng 2 thứ bằng nhau khoảng 30g sắc lấy nước uống mỗi ngày.
2. Chữa viêm đường tiết niệu
Bài thuốc: chuẩn bị cây hàn the, thân cây sậy, lá tre mỗi vị 40g sắc lấy nước uống ngày 3 lần rồi thay nước sắc uống ngày tiếp theo. Sau 2 ngày, bỏ bã thuốc, sắc thang khác, đảm bảo bệnh sẽ có những chuyển biến tích cực.
3. Chữa sốt cao
Bài thuốc: chuẩn bị 45g hàn the, 45g lá tre, 43g thân cây sậy, tất cả đem sắc với nước uống ngày 3 đến 3 lần. Dùng kiên trì sẽ cho ra kết quả tốt.
4. Chữa phù thiểu niện do suy thận, suy tim
Bài thuốc: chuẩn bị 35g hàn the, 32g lá mã đề, cùng với 29g cam thảo sắc cùng 1 lít nước uống. Sắc xong, chia 3 lần uống trong ngày trước mỗi bữa ăn.
5. Chữa chứng ho, viêm phế quản
Bài thuốc: lấy 30g cây hàn the khô sắc với 800ml nước rồi dùng uống thay trà mỗi ngày, nếu cảm thấy khó uống bạn có thể thêm chút mật ong vào.
Ngoài các công dụng trên, cỏ hàn the còn có 1 số công dụng chữa bệnh khác như:
- Ở Việt Nam, cây được dùng làm thuốc chữa cảm nắng, da vàng, bụng to.
- Tại Campuchia, người ta dùng phần thân hàn the kết hợp với các vị thuốc khác nấu sắc cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng cường thể lực.
- Ở Ấn Độ, nó được dùng để trị bệnh ỉa chảy, co giật, kiết lị.
- Ở Trung Quốc, cây được dùng để chữa sưng vú, sốt phát rét, kiết lỵ, hoàng đản, rắn cắn, kiết lỵ, ăn uống không tiêu, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Nếu bạn đang thắc mắc không biết cây hàn the có độc hay không thì chúng tôi có thể khẳng định rằng nó hoàn toàn không độc nhé. Đây là một loại thảo dược cực kỳ lành tính, có tính mát giúp tán nhiệt, giải nhiệt tốt.
Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn rằng cây hàn the chính là hàn the – một loại chất chuyên làm đông cứng của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế điều này hoàn toàn không đúng.
Hàn the là loại bột màu trắng làm từ natri borat – một hợp chất hóa học trong công nghiệp, hoàn toàn không phải được lấy từ cây hàn the. Vì vậy, mọi người chớ hiểu lầm.
Cây là một vị thuốc có khả năng chữa bệnh còn hàn the chỉ là một loại chất gây độc hại mà thôi, chúng không liên quan gì đến nhau cả.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam