Site icon Medplus.vn

Hành – Từ nguyên liệu thức ăn đến bài thuốc CHỮA BỆNH

hanh-tu-nguyen-lieu-thuc-an-den-bai-thuoc-chua-benh

hanh-tu-nguyen-lieu-thuc-an-den-bai-thuoc-chua-benh

Theo tài liệu Đông Y: Hành có vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi) lợi tiểu, tiêu viêm.… Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

hanh-tu-nguyen-lieu-thuc-an-den-bai-thuoc-chua-benh

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

Tác dụng kích thích

Đối với hệ tiêu hoá

Tác dụng kìm hãm quá trình lên men thối ở ruột

Tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, nấm

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa cảm mạo, nhức đầu, nghẹt mũi:

Củ Hành tươi 30g, Gừng 10g sắc uống. Có thể thêm Chè hương 10g nấu nước uống khi còn đang nóng. Đắp chân cho ra mồ hôi. Có thể kết hợp dùng Hành sống 3 củ, Gừng 3 lát với Tía tô 10g thêm ít muối hoặc có thể thêm một quả trứng gà gia vào bát cháo nóng để ăn giải cảm.

2. Giảm niệu:

Giã Hành đắp vào rốn.

3. Chữa nghẽn ruột do giun đũa:

Hành củ 30g nghiền ra với 30g dầu vừng và uống, mỗi ngày 2 lần.

4. Chữa eczema, phát ban, loét ở chân:

Hành tươi giã nát, cho nước đun sôi để rửa các phần đau, tuỳ theo kích thước của phần nhiễm bệnh mà dùng lượng hành nhiều hay ít.

5. Chữa viêm mũi, nghẹt mũi:

Dầm vài ba củ Hành để vào ly, chế nước sôi vào, trùm hoa giấy lên, hít vào mũi. Hoặc dùng nước Hành pha loãng nhỏ mũi.

6. Chữa bệnh tê thấp:

Cho muối vào hành, thêm ít tương đậu nành, xào với dầu thực vật để ăn.

7. Chữa mụn nhọt:

dùng một vài cũ hành tươi bỏ vào nồi đun sôi, nấu lấy nước để tắm, rồi uống thêm một vài chén nước đậu sị là có thể sẽ khỏi bệnh. Ngoài ra, dùng củ hành nướng lên, bóc hết vỏ rồi đắp vào chỗ mụn nhọt cũng có tác dụng khá tốt giúp nhanh lành bệnh.

8. Chữa ho và viêm họng, hen suyễn:

Chuẩn bị một ít củ hành, một vài củ gừng và 30g rau khúc khô, tất cả được sắc lên, nấu nước cho người bệnh uống kiên trì trong một vài ngày, tình trạng sẽ bệnh sẽ thuyên giảm.

9. Chữa trĩ ngoại:

chuẩn bị 1 kg hành củ, giã nát, sắc với nước thành một tô lớn rồi đổ vào một cái bô. Dùng giấy bóng hoặc bạt dày (loại không bị hơi nóng làm chảy nhựa) bịt kín miệng bô, chín giữa có khoét thành một lỗ nhỏ. Cho người bệnh ngồi xổm trên bô, sao cho hậu môn đặt đúng lỗ nhỏ đã khoét sẵn để xông hơi nóng từ nước củ hành bốc lên. Ngồi khoảng một thời gian, khi đã cảm thấy hậu môn ấm lên và đã thụt vào, có thể dùng tay ấn nhẹ đẩy vào là được.

10. Chữa nhức đầu:

Dùng 1 lon gạo nếp nấu chín trộn với lá hành đã thái nhỏ, thêm một ít lá lốt thái nhỏ, buộc vào khăn mỏng đắp lên đầu cho người bệnh (khi nào cảm thấy quá nóng thì lấy ra, rồi đắp lại). Mỗi ngày đắp 3 lần ở cả vùng đầu và thái dương cho đến khi cơm nếp đã nguội là được.

11. Chữa da bị vết thương hở:

lấy 1 củ hành giã nát với mật ong rừng, đắp lên và băng bó lại cũng có tác dụng làm lành vết thương.

12. Chữa phụ nữ bị sưng vú

Lấy một vài củ hành hấp nóng để chườm và đắp cũng có tác dụng giảm sưng.

13. Phụ nữ động thai:

Hành tươi 60g, thêm một bát nước, sắc kỹ, lọc bỏ bã cho uống.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version