Thuốc Hapacol cảm cúm là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về thông tin thuốc, công dụng, cách sử dụng, liều dùng, một số tác dụng phụ cũng như nơi mà bạn có thể mua được loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin thuốc
Tên Thuốc: Hapacol cảm cúm
Số Đăng Ký: VD-32610-19
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Paracetamol – 500mg, Cafein – 25mg, Phenylephrin HCl – 5mg
Dạng Bào Chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 1 chai x 100 viên; Chai 200 viên, 500 viên
Hạn sử dụng: 24 tháng
Công ty Sản Xuất: Công ty cổ phần dược Hậu Giang – Chi nhánh nhà máy dược phẩm DHG tại Hậu Giang
Công ty Đăng ký: Công ty cổ phần dược Hậu Giang
Công dụng – Chỉ định
Công dụng:
Hapacol cảm cúm là thuốc điều trị các triệu chứng: đau đầu, đau răng, cơ xương, đau nhức do cảm cúm, đau viêm khớp…
Chỉ định:
Thuốc Hapacol cảm cúm được chỉ định dùng trong những trường hợp sau đây:
- Sốt
- Đau mình
- Sung huyết mũi
- Mệt mỏi
Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng:
- Nên uống thuốc Hapacol cảm cúm với ít nhất là 30 – 50ml nước lọc, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.
- Tránh sử dụng thuốc với nước có gas, rượu, bia, sữa.
- Tốt nhất là uống thuốc sau các bữa ăn.
- Không nhai hoặc nghiền nát thuốc nhằm tránh làm mất hiệu quả của thuốc.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: uống 1 – 2 viên/ lần x 4 lần/ ngày, không sử dụng quá
8 viên/ ngày. - Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 lần uống không được ít hơn 4 giờ.
- Không uống quá 7 ngày trừ khi có chỉ định của Bác sĩ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Chống chỉ định
Thuốc Hapacol cảm cúm được chống chỉ định dùng trong những trường hợp sau đây:
- Sử dụng đồng thời với các thuốc chống sung huyết kích thích giao cảm khác.
- Bệnh nhân u tủy thượng thận.
- Bệnh glôcôm góc đóng.
- Quá mẫn với paracetamol hoặc bất kì thành phần nào của thuốc.
- Suy gan, suy thận nặng, tăng huyết áp, cường giáp, đái tháo đường, các bệnh tim.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế beta và bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế MAO trong vòng 2 tuần trước đó.
- Trẻ em dưới 16 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
Tương tác thuốc
- Các thuốc cảm ứng enzym gan hoặc uống quá nhiều rượu có thể làm tăng độc tính trên
gan. Metoclopramid, domperidon có thể làm tăng tốc độ hấp thu paracetamol trong khi colestyramin làm giảm hấp thu paracetamol. Các tương tác này ít có ý nghĩa lâm sàng trong các trường hợp sử dụng thuốc ưu tiên theo các phác đồ đã được đề nghị.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng chung với các thuốc sau:
- Thuốc ức chế monoamin oxidase (bao gồm cả moclobemid): Tăng huyết áp xảy ra giữa
các amin kích thích thần kinh giao cảm như phenylephrin và các thuốc ức chế MAO. - Amin kích thích thần kinh giao cảm: Dùng đồng thời phenylephrin và các amin kích
thích thần kinh giao cảm khác sẽ làm tăng tác dụng phụ trên tim mạch (xem phần cảnh
báo và thận trọng khi dùng thuốc) - Thuốc ức chế beta và các thuốc hạ áp khác (bao gồm debrisoquin, guanethidin,
reserpin, methyldopa): Phenylephrin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chẹn beta và
các thuốc hạ áp khác. Nguy cơ tăng huyết áp và các tác dụng phụ khác có thể tăng lên. - Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (như amitriptylin): Có thể làm tăng các tác dụng phụ trên
tim mạch nếu sử dụng chung với phenylephrin. - Digoxin và các glycosid tim: Sử dụng đồng thời với phenylephrin sẽ tăng nguy cơ nhịp
tim bất thường hoặc đột quỵ. - Các alcaloid nấm cựa gà: Ergotamin và methylsergid làm tăng nguy cơ ngộ độc ergotin.
- Warfarin và các thuốc coumarin khác: Sử dụng paracetamol hàng ngày kéo dài làm
tăng tác dụng chống đông máu của warfarin và các coumarin khác dẫn đến tăng nguy
cơ chảy máu. Sử dụng không thường xuyên sẽ không có ảnh hưởng đáng kể.
Tác dụng phụ
Liên quan đến paracetamol:
- Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn. Các phản ứng dị ứng như ban da, phù mạch, hội
chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu mô nhiễm độc. - Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Co thắt phế quản ở các bệnh nhân nhạy cảm với
aspirin và các NSAID khác. - Rối loạn gan mật: Rối loạn chức năng gan
Liên quan đến cafein (tần suất không xác định):
- Thần kinh trung ương: Lo lắng, bồn chồn, dễ bị kích động, khó ngủ, chóng mặt.
- Khi sử dụng paracetamol – cafein (theo liều khuyến nghị) cùng với thực phẩm chứa
cafein có thể gây ra các triệu chứng như mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, dễ kích
động, nhức đầu, khó chịu trên đường tiêu hóa.
Liên quan đến phenylephrin (thường gặp):
- Rối loạn tâm thần: Lo lắng.
- Rối loạn thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ.
- Rối loạn trên tim: Tăng huyết áp.
- Rối loạn trên đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
- Các tác dụng không mong muốn dưới đây chưa xác định được tần suất:
- Rối loạn về mắt: Giãn đồng tử, glôcôm góc đóng cấp tính, thường hay diễn ra ở các
bệnh nhân bị glôcôm góc đóng. - Rối loạn về tim: Nhịp nhanh, hồi hộp.
- Rối loạn về da và dưới da: Các phản ứng dị ứng (ban da, mày đay, viêm da dị ứng).
- Rối loạn về thận và tiết niệu: Khó tiểu, bí tiểu. Thường xảy ra ở những bệnh nhân bị tắc
nghẽn đường tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt.
Lưu ý: Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của Thuốc Hapacol cảm cúm. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của thuốc không quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bảo quản thuốc
- Nên bảo quản thuốc Hapacol cảm cúm ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không để thuốc ở những nơi ẩm ướt vì sẽ gây ẩm mốc và gây hư hỏng thuốc.
- Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc:
Có thể dễ dàng mua thuốc Hapacol cảm cúm ở các nhà thuốc tư nhân, các quầy thuốc đạt chuẩn được cấp phép hoặc tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.
Giá thuốc:
Thuốc Hapacol cảm cúm có giá được niêm yết là 893 VNĐ/viên.
Giá thuốc được bán có thể có sự chênh lệch giữa các nhà thuốc khác nhau.
Nguồn tham khảo: DrugBank