Site icon Medplus.vn

Hạt Tiêu – Chữa bệnh “Thần kỳ” với món ăn thường ngày

hat-tieu-chua-benh-than-ky-voi-mon-an-thuong-ngay

hat-tieu-chua-benh-than-ky-voi-mon-an-thuong-ngay

Hạt Tiêu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

hat-tieu-chua-benh-than-ky-voi-mon-an-thuong-ngay

  • Tên khác: Hạt Tiêu, Cây tiêu ăn, cây hồ tiêu, cây cổ nguyệt, bạch xuyên, cây hắc xuyên, bạch cổ nguyệt
  • Tên khoa học: Piper Nigrum L.
  • Họ: Hồ tiêu (Piperaceae).

1. Đặc điểm dược liệu

Hạt tiêu là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực. Nó giúp tạo ra hương vị cay nồng, thơm ngon cho món ăn. Ngoài ra, hạt tiêu còn là một vị thuốc chữa bệnh trong Đông y. Dưới đây là một số thông tin về đặc điểm của cây, khu vực phân bố, cách thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu.

2. Phân bố

Cây tiêu được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam. Đây là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nên được trồng với diện tích lớn ở nhiều tỉnh thành nước ta như. Có sản lượng thu hoạch tiêu nhiều nhất phải kể đến các tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng trị, Đắk Lắk…

3. Thu hái – sơ chế

Hạt tiêu thường được thu hoạch vào đầu năm, nhiều nhất là từ tháng 2 – tháng 3. Đối với tiêu đen, quả sẽ được thu hái khi đã già nhưng lớp vỏ ngoài còn xanh hoặc bên trong chùm quả xuất hiện điểm vàng. Sau đó đem phơi trực tiếp ngoài nắng to hoặc sấy khô cho lớp vỏ săn lại.

Để thu hạt tiêu trắng, quả được hái khi vỏ ngoài đã chín đỏ. Đem về ngâm nước khoảng 1 – 2 ngày để lớp vỏ và thịt quả mềm ra. Cuối cùng chà sát để lấy hạt, đem phơi nắng cho khô.

4. Bảo quản

Để nơi khô ráo. Thông thường hạt tiêu trắng sẽ có thời hạn sử dụng ngắn hơn tiêu đen do đã trải qua một quá trình ngâm nước và chế biến phức tạp.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Hạt tiêu chứa các chất sau: Vitamin C, tinh dầu, các alkaloid gồm piperin và chanvixin, chất béo, tinh bột, tro

2. Tính vị

Hạt tiêu có tính nóng, vị cay, đại ôn

3. Qui kinh

Quy vào kinh Phế, Vị, Đại tràng, Tỳ

4. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo Đông y

Chủ trị

5. Cách dùng – liều lượng

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Điều trị bệnh phong thấp

Lấy hạt tiêu, hoa hồi và minh thạch lượng bằng nhau. Tất cả nghiền nhỏ, trộn với ít nước xoa bóp vào chỗ đau.

2. Chữa tiêu chảy cho trẻ em

Dùng hạt tiêu trắng giã nhuyễn bỏ vào rốn của bé rồi lấy băng gạc y tế dán cố định lại. Cứ sau 1 ngày lại thay thuốc 1 lần. Theo báo cáo thực nghiệm, áo dụng cách này để điều trị cho 209 ca bị tiêu chảy là trẻ em cho thấy hiệu quả đạt được là 81,3%.

3. Điều trị bệnh viêm khớp

Lấy hạt tiêu tán bột, trộn chung với dầu nóng đem thoa trực tiếp lên các khớp bị viêm mỗi ngày 2 lần. Cách này có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết đến khớp bị viêm, giảm đau nhức, chữa viêm khớp.

4. Điều trị ngũ tạng ( Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận ) phong hàn, nôn ói do lạnh bụng

Lấy 30g hạt tiêu đem ngâm với một ít rượu trắng trong khoảng vài tiếng. Mỗi ngày 1 – 2 ly nhỏ ( tương đương khoảng 15ml) trước bữa ăn.

 5. Điều trị chứng thương hàn, dạ dày bị nhiễm khí lạnh

Chuẩn bị 30 cái hạt tiêu, 2g hươu xạ và 200ml rượu trắng. Đem 2 vị thuốc sắc chung với rượu cho cạn còn 100ml. Gạn ra uống khi thuốc còn nóng.

6. Chữa sưng viêm lợi

Lấy 1/2 thìa cà phê bột hạt tiêu trộn chung với 1/2 thìa cà phê muối ăn, thêm vào ít nước, quậy đều. Bôi hỗn hợp vào chỗ lợi bị viêm

7. Chữa ho kéo dài

Dùng 2 quả thận sơ chế sạch sẽ, thái miếng. Đem thận nấu chung với 6 hạt tiêu lấy nước uống.

8. Trị nghẹt mũi, sung huyết niêm mạc mũi

9. Giảm đau ở phía dưới tim

Kết hợp 49 hột tiêu với 10ml sữa bò loại nguyên chất. Cho cả hai vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Nếu đối tượng bị bệnh là nam giới thì gia thêm 1 lát mỏng gừng tươi, còn nữ giới thì thêm 1 miếng tần quy. Khi dùng hòa hỗn hợp chung với một ít rượu uống hết 1 lần.

10. Điều trị bệnh đau bao tử

Chuẩn bị 7 hạt tiêu sọ và 7 quả đại táo. Táo tách bỏ hạt, nhét hết hạt tiêu vào bên trong. Bỏ thuốc vào bát sành đem hấp cách thủy đến khi chín nhừ. Nghiền nát thuốc, vo thành các viên hoàn bé bằng đậu xanh. Để trị đau dạ dày, mỗi lần dùng 7 viên, uống chung với nước ấm. Trường hợp bị đau nhẹ thì dùng khoảng 10 viên sẽ hết đau.

11. Điều trị buồn nôn kéo dài không dứt

Dùng bài thuốc gồm các vị: Hạt tiêu 1g, gừng sống 30g. Hạt tiêu giã thành bột, gừng thái lát, phơi khô tán bột mịn. Trộn cả hai với nhau đem nấu với 200ml. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa để đến khi cạn còn 100ml thì ngưng. Gạn ra, để thuốc nguội còn hơi âm ấm chia uống 3 lần.

12. Chữa buồn nôn, ăn uống không được

Lấy 15g bột hạt tiêu trộn chung với 15g bột bán hạ và một lượng nước cốt gừng vừa đủ để tạo thành một khối bột mịn, không bị nhão. Chia bột thành nhiều phần bằng nhau vo viên to cỡ hạt đậu nành.

Để giảm hiện tượng buồn nôn và kích thích vị giác mỗi lần dùng 20 – 30 viên tùy theo tình trạng bệnh. Chiêu thuốc bằng nước gừng loãng.

13. Chữa bí đại tiện, bụng trướng đau

Dùng 21 hạt tiêu đập dập đem sắc với 200ml nước còn 100 ml. Lọc bỏ bã rồi cho thêm vào nước sắc 20g mang tiêu. Tiếp tục đun thêm 5 phút nữa gạn ra uống.

14. Bài thuốc chữa bệnh quai bị từ hạt tiêu

Chuẩn bị 0,5 – 1g hạt tiêu, 5 – 10g bột mì trắng. Hạt tiêu tán bột, trộn chung với bột mì và một ít nước nóng tạo thành một loại hồ đặc. Đắp trực tiếp lên chỗ quai bị sưng đau và lấy băng dán cố định lại. Cứ 24 giờ lại thay thuốc một lần. Theo một công bố được đăng trên tạp chí Y học Sơn Tây vào năm 1960, áp dụng bài thuốc trên điều trị cho 18 ca thấy có kết quả tốt.

15. Bài thuốc điều trị bệnh sốt rét

Dùng hạt tiêu trắng kết hợp với xác ve sầu (thuyền thoái). Hạt tiêu sọ tán thành bột mịn, bỏ vào trong lọ có nắp đậy. Xác ve sầu cũng đem phơi khô rồi tán bột, cất riêng ra một cái hũ khác. Khi sử dụng lấy 2 thứ bột mỗi loại 3g trộn lẫn với nhau bọc trong giấy kín, để khoảng 4 giờ lấy thuốc ra uống với nước đun sôi để nguội.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Kiêng Kỵ

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Tham khảo

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

 

Exit mobile version