Site icon Medplus.vn

Hẹp Thanh Quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hẹp thanh quản là gì?

Thanh quản (larynx) là cơ quan phát âm và để thở, nằm ở trước thanh hầu, từ đốt sống CIII đến đốt CVI, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản. Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, dù ở trên thanh âm (thuộc về cửa hầu) hoặc duới thanh âm, có thể dẫn đến tắc nghẽn hô hấp, khó thở và khản giọng. Bệnh có thể do chấn thương bên ngoài hoặc bên trong, phẫu thuật trước đó, đặt nội khí quản kéo dài, bức xạ, xạ hóa trị hoặc các nguyên nhân khác gây ra. Ở trẻ nhỏ, hẹp thanh quản có thể là bẩm sinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp thanh quản

Hẹp thanh quản không phải là một bệnh riêng biệt. Các triệu chứng xảy ra như là biến chứng của các tình trạng bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân có thể là yếu tố cơ địa và tổng quát. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do chấn thương thứ phát nội khí quản, đặc biệt nếu thời gian đặt nội khí quản dài hơn 10 ngày.

Hẹp thanh quản mắc phải chiếm đại đa số trường hợp khi so sánh với hẹp bẩm sinh. Đây là những ca mà lòng thanh quản bị thu hẹp một cách liên tục, ngày càng tăng do bệnh tích của thành niêm mạc và sụn.

Những trường hợp hẹp thanh quản do chấn thương có thể do:

Nguyên nhân viêm cũng thường gặp: viêm cấp tính và viêm mãn tính.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hẹp thanh quản

Việc nắm các triệu chứng bệnh rất quan trọng, giúp chúng ta dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Thông thường, nếu chữa sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn. Vì thế hãy để ý các triệu chứng như:

Trẻ em và trẻ sơ sinh bị hẹp dưới thanh môn có thể có các bệnh đi kèm khác như bệnh phổi phức tạp (loạn sản phế quản phổi- bronchopulmonary dysplasia), bệnh tim và thần kinh, trào ngược dạ dày, các vấn đề về nuốt và ăn uống

Nếu có bất kì triệu chứng hoặc thắc mắc nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất nhé.

Đối tượng có nguy cơ mắc phải hẹp thanh quản

Hẹp thanh quản có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và những người mắc phải các yếu tố như:
  • Đặt nội khí quản kéo dài;
  • Cân nặng khi sinh thấp;
  • Trào ngược;
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh hẹp thanh quản

Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố như  đặt nội khí quản và thông khí kéo dài, sinh non, nhẹ cân, loạn sản phế quản phổi mãn tính và trào ngược dạ dày thực quản.

  • Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang cổ để đánh giá mức độ hẹp thanh quản.
  • Đánh giá hầu-thực quản bằng cách nội soi thực quản.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh hẹp thanh quản

Điều trị hẹp thanh quản dựa trên mức độ hẹp, cũng như sức khỏe nói chung của bệnh nhân. Việc lựa chọn các can thiệp điều trị phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Mục đích của các phương pháp điều trị là làm giảm cũng như loại bỏ các triệu chứng của suy hô hấp và ngạt thở.

Hiện nay, việc điều trị bệnh có thể áp dụng một trong những biện pháp như sau:

Sử dụng thuốc

Đối với trường hợp gây ra bởi nhiễm trùng hoặc bệnh viêm đường hô hấp, bạn có thể được yêu cầu sử dụng kháng sinh hoặc steroid,

Theo dõi y tế

Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ theo dõi, chăm sóc tiêu chuẩn và quản lý tích cực bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào ở đường hô hấp trên.

Tái tạo thanh quản (LTR)

Đây là thủ thuật mở rộng đường thở được thực hiện bằng cách chèn mảnh sụn (lấy từ xương sườn, tai hoặc thanh quản). Theo thời gian, sụn mở rộng được tích hợp vào các bức tường khí quản và hạ thanh môn trở thành một phần của đường thở.

Cắt bỏ cricotracheal (CTR)

Thủ thuật này đòi hỏi kỹ thuật của bác sĩ cao hơn nhiều so với Tái tạo thanh quản (LTR) nhằm loại bỏ phần hẹp của đường thở và sau đó nối với đường kính bình thường còn lại của đường thở. Kỹ thuật này được chỉ định do trường hợp hẹp nghiêm trọng hơn. Kỹ thuật này thường được thực hiện một lần, tuy nhiên ở một số trẻ bị bệnh tim phổi và bệnh lý thần kinh thì có thể thực hiện ở hai giai đoạn khác nhau.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Exit mobile version