Site icon Medplus.vn

Hiện tượng thai nhi bị nấc cụt nhiều

Hiện tượng thai nhi bị nấc cụt nhiều

Hiện tượng thai nhi bị nấc cụt nhiều

Thai nhi bị nấc cụt trong bụng mẹ là một hiện tượng khá phổ biến mà hầu như mẹ bầu nào cũng có tình trạng này trong suốt thai kỳ của mình, tuy nhiên với những người lần đầu làm mẹ thì khá băn khoăn lo lắng đúng không nào. Không giống như những cú đạp, hiện tượng nấc cụt ở thai nhi có thể xảy ra sớm hoặc muộn tùy theo cơ địa của người mẹ mà bạn có thể cảm nhận được. Thông thường, những trường hợp thai nhi nấc cụt là do bé chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình gây ra tiếng nấc. Theo các chuyên gia thì vấn đề này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, tuy nhiên nếu thai nhi nấc cục quá nhiều lần và kèm theo dấu hiệu khác thì các mẹ bầu cần đi khám ngay. Để tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân thai nhi nấc cụt

Dây rốn quấn chặt

Khi dây rốn bị quấn chặt hoặc quấn quanh cổ thai nhi có thể làm giảm lượng oxy được cung cấp cho bé, khiến thai nhi bị nấc cụt. Vì vậy, nếu như mẹ thấy bé nấc liên tục trong khoảng thời gian dài thì nên đi khám để bác sĩ kiểm tra nhé, tránh để lâu dẫn đến hiện tượng suy thai.

Bé thực hành bú

Có thể tiếng nấc của bé được gây ra khi bé đang thực hành việc bú sữa từ trong bụng mẹ. Quá trình này sẽ giúp bé sau khi chào đời điều chỉnh được ngăn sữa và giảm khả năng tắc nghẽn phổi. Nếu khi sinh xong, mẹ thấy trên da bé xuất hiện vài vết đỏ nhỏ thì có nghĩa là bé đã luyện tập kỹ năng bú mẹ rồi đấy.

Sự chuyển động bất thường của cơ hoành

Nguyên nhân này cũng giống như lý do gây ra các cơn nấc của trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn bào thai, hệ hô hấp của thai nhi chưa hoàn thiện nên chưa thể điều chỉnh được nhịp thở. Do vậy, nếu hít một lượng lớn nước ối, cơ hoành sẽ phải chịu một áp lực lớn nên phát ra tiếng nấc cụt.

Bé muốn chào đời

Khi bé nấc cụt trong bụng mẹ, mẹ sẽ cảm thấy như bụng mình giật giật, đặt tay lên sẽ có cảm giác giống tiếng tim đập trong bụng. Điều này khiến cho một số mẹ nhầm lẫn giữa hiện tượng thai máy và nấc cụt. Nhưng dù vậy, khi mẹ hay nghe được tiếng bụp bụp trong bụng thì chứng tỏ là cơ thể bé đang phát triển hoàn thiện và bé đã sẵn sàng để ra ngoài rồi.

Hiện tượng thai nhi bị nấc cụt nhiều

Hệ thống thần kinh kiểm soát được nấc cụt

Vào cuối thai kỳ, hệ thần kinh trung ương của thai nhi tương đối hoàn thiện nên bé sẽ tự kiểm soát được tình trạng nấc, khi nào nấc và khi nào muốn dừng y như một em bé sơ sinh.

2. Cơn nấc của thai nhi diễn ra như thế nào?

Về cơn bản cơn nấc của thai nhi không khác gì nhiều so với người lớn, mỗi ngày bé có thể nấc từ 1 – 2 lần, mỗi lần từ 3 – 5 phút. Nhưng không phải lúc nào mẹ cũng cảm nhận được. Có những mẹ cảm thấy thường xuyên, còn một số mẹ thì trong suốt thai kỳ chỉ nhận thấy bé nấc một vài lần.

Nếu cảm nhận được bé đang nấc, mẹ sẽ thấy bụng mình như bị giật giật, đặt tay lên bụng sẽ có cảm giác như nghe thấy tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều vọng ra từ trong bụng.

3. Nấc cụt ở thai nhi có nguy hiểm không?

Trước hết phải khẳng định với mẹ, hiện tượng nấc của thai nhi cũng giống như ở trẻ sơ sinh hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng xấu nào tới sự phát triển của bé. Không những vậy, trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi nấc cụt, nhịp tim của bé còn được điều hòa để hoạt động ổn định hơn.

Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, nấc được được gây ra lúc thai nhi chưa cân gằng được nhịp nuốt và thở. Khi nuốt (hay thở), thai nhi hít vào (hoặc đẩy ra) một ít nước ối. Quá trình này khiến cơ hoành co thắt, dẫn tới nấc.

Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc trong bụng mẹ thường không phải vấn đề lớn. Thậm chí, dù bé nấc nhiều lần trong ngày, bầu cũng không cần lo. Tuy nhiên, với những trường hợp nấc cụt có sự gia tăng đột biến về tần suất cung như mức độ, mẹ nên đi khám ngay để được kiểm tra và tư vấn kịp thời. Không quá phổ biến, nhưng trong một vài trường hợp, dây rốn quấn quá chặt khiến thai nhi không đủ không khí cũng có thể khiến thai nhi bị nấc cụt.

4. Cách phân biệt thai nhi nấc cụt và hiện tượng thai máy

Dấu hiệu thai nhi bị nấc được nhiều thai phụ miêu tả như những cú giật đều (giống tiếng đồng hồ tích tắc) hoặc tương tự những tiếng gõ đều từ phía bên trong của bụng dưới. Có khá nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này vì chúng đều khiến mẹ cảm nhận được sự chuyển động trong bụng bầu. Mẹ có thể phân biệt bằng cách dựa vào các điểm khác biệt sau:

Hiện tượng thai nhi bị nấc cụt nhiều

5. Cách xử trí khi thai nhi nấc cụt quá nhiều

Hy vọng với những thông tin về hiện tượng thai nhi nấc cục trọng bụng mẹ trên đây sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi mang thai, giúp chăm sóc thai nhi tốt nhất, đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và bé mỗi ngày.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version