Site icon Medplus.vn

HIV và tế bào gốc: Phương pháp cấy ghép này có hiệu quả không?

Cách điều trị tăng cường miễn dịch

Cách điều trị tăng cường miễn dịch

HIV/ AIDS đã trở thành vấn nạn gây khó khăn cho nền Y tế nhiều quốc gia. Việc ngăn chặn nó cho đến nay vẫn mang tính chất cầm chừng. Nhưng Medplus không thể phủ nhận thuốc ARV ngày càng có chất lượng tốt. Tuổi thọ người nhiễm HIV được điều trị ngày càng cao. Bài HIV và tế bào gốc: Phương pháp cấy ghép này có hiệu quả không? có thể mang lại thông tin bổ ích.

HIV và tế bào gốc: Phương pháp cấy ghép này có hiệu quả không?

1. Giới thiệu

Bệnh nhân thứ hai dường như đã được “chữa khỏi” HIV sau một ca cấy ghép tế bào gốc, thay thế các tế bào không lành mạnh, bị nhiễm bệnh bằng các tiền tế bào tạo máu khỏe mạnh. Ca ghép tế bào gốc thành công đầu tiên xảy ra ở “bệnh nhân Berlin,” Timothy Ray Brown, vào năm 2008. Và mười năm sau, anh vẫn không nhiễm HIV.

Bệnh nhân không xác định danh tính, hiện tại đã không nhiễm HIV trong mười tám tháng nay. Một thành tựu đáng ghi nhận. Mặc dù còn quá sớm để thực sự khẳng định HIV và tế bào gốc có mối quan hệ tương khắc.

2. Câu trả lời cho vấn đề HIV và tế bào gốc

Phác đồ hiện tại

Việc điều trị HIV vẫn tồn tại hạn chế. Do các ổ chứa tế bào bị nhiễm vẫn tiềm ẩn hoặc “ẩn náu” trong tủy xương của bệnh nhân. Và sau đó chúng có thể tái hoạt động. Điều trị bằng thuốc chống vi-rút có thể ngăn chặn vi-rút hoạt động trong máu. Nhưng không thể loại bỏ được vi-rút trong các ổ chứa này.

Đây là lý do tại sao bệnh nhân nhiễm HIV cần điều trị suốt đời. Và vì vậy các nhà khoa học đang tìm liệu pháp mới có thể thay phương pháp điều trị hiện tại. Họ đã tìm thấy ý tưởng trong việc truy tìm mối quan hệ giữa HIV và tế bào gốc. Bởi tế bào gốc được biết đến với khả năng tái tạo và cải thiện sức khỏe miễn dịch. Người nhiễm HIV lại rất dễ mắc các bệnh nghiêm trọng và không được phép quên uống ARV. Dẫu không thể trị dứt điểm HIV. Nhưng tế bào gốc có thể kiểm soát nó nhờ nâng cao khả năng phòng ngự của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài.

HIV và tế bào gốc

Thực nghiệm

Mức độ nhạy cảm của một cá nhân với việc lây nhiễm HIV một phần phụ thuộc vào các thụ thể của virus trên bề mặt tế bào bạch cầu của họ. Những người có một gen đột biến cụ thể (được gọi là Δ32) trên CCR5. Nó làm các thụ thể bị lỗi. Do đó vi rút HIV không thể xâm nhập vào tế bào. Vì vậy, họ rất khó bị nhiễm HIV.

Ca cấy ghép mới nhất do Tiến sĩ Ravindra Gupta, Đại học Cambridge, Vương quốc Anh tiến hành. Cả hai ca cấy ghép đều dựa vào việc lựa chọn những người hiến tặng có đột biến này trong gen của họ. Do đó họ có khả năng kháng HIV. Khi các tế bào gốc của người hiến tặng được cấy ghép thành công, nó sẽ thay thế các tế bào của chính bệnh nhân, tạo khả năng kháng HIV. Một số con virus không xâm nhập vào các thụ thể khác. Vì vậy nó chỉ tập trung vào các thụ thể CCR5 có thể không hoạt động lâu dài.

Đây cũng chỉ là một giải pháp tạm thời. Và vấn đề HIV và tế bào gốc vẫn còn mang dấu ấn lí thuyết.

Liệu pháp mới

Ưu điểm

Cấy ghép tế bào gốc thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc ung thư máu hoặc loại ung thư khác. Trước tiên, họ cần xạ trị và hóa trị trên diện rộng. Cả hai đều là phương pháp điều trị đắt tiền và nguy hiểm. Cấy ghép tế bào gốc cũng có thể chữa được bệnh hồng cầu hình liềm. Nhưng nó không được sử dụng rộng rãi vì những vấn đề này.

Nhược điểm

Việc cấy ghép tế bào gốc khá đắt. Chi phí điều trị trong khoảng 20.000 đến 30.000 đô la. Theo một thống kê Y tế sơ bộ nó có thể lên tới 350.000 đến 800.000 đô la.

Việc cấy ghép cũng có nhiều rủi ro, với các biến chứng thường gặp bao gồm

Do vậy, các nhà khoa học cũng không tìm thấy tính khả thi trong dự án nghiên cứu HIV và tế bào gốc.

Hứa hẹn

Cả hai bệnh nhân “Berlin” và “London” đều được cấy ghép tế bào gốc như một phần của liệu pháp điều trị ung thư. Họ không được cấy ghép tế bào gốc để chữa HIV. Nhưng những người hiến tặng đã được chọn, một phần, có đột biến CCR5 này. May thay, chúng có khả năng tạo ra khả năng miễn dịch.

Trong những trường hợp bệnh HIV cải thiện và người bệnh khỏe mạnh trong thời gian dài này tạo bước ngoặt cho những lĩnh vực nghiên cứu mới. Nhưng một chuỗi nghiên cứu đầy hứa hẹn khác đã kết thúc. Vào tháng 12, Science và Washington Post đưa tin việc nghiên cứu mô bào thai tại NIH. Tổ chức này đang tìm cách chữa khỏi HIV nhưng đột ngột chấm dứt dự án.

Kết quả của cuộc nghiên cứu HIV và tế bào gốc đang bị bỏ dở. Chúng tôi không hiểu vì sao? Nhưng có thể các nhà khoa học muốn có bước đi an toàn và hiệu quả. Họ không thể bắt bệnh nhân HIV trả giá bằng chính sinh mệnh của mình.

Ý kiến chuyên gia

Chủ tịch trước đây của HIVMA, Tiến sĩ Melanie Thompson. Ông cũng là nhà nghiên cứu HIV và bác sĩ lâm sàng hàng đầu. Ông đã xem bước tiến bộ của nghiên cứu HIV này dưới quan điểm:

“Trên thực tế, chúng ta phải tập trung chú ý tiền bạc và một nửa số người nhiễm HIV ở Hoa Kỳ. Những người không được chăm sóc định kỳ và những người không đạt ngưỡng ức chế vi rút. Những bệnh nhân này không được hưởng lợi từ phát kiến khoa học của chúng tôi. Và họ có thể tiếp tục truyền vi-rút cho người khác. Vì tải lượng vi-rút của họ khó phát hiện được. Tương tự như vậy, chúng tôi phải mở rộng mô hình dự phòng PrEP và PEP ”.

Kết luận

Vì vậy, trường hợp điều trị thành công HIV bằng phương pháp thay thế tế bào gốc này rất thú vị. Nhưng những hạn chế về tác dụng phụ và chi phí khiến hầu hết bệnh nhân lo lắng. Thay vào đó, bây giờ, chúng ta nên tập trung vào các con đường nghiên cứu khác. Giáo dục và các nỗ lực tuyên truyền y tế cộng đồng có thể giảm lây truyền HIV. Vấn đề HIV và tế bào gốc cần các nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu. Nhưng chắc chắn thuốc điều trị dứt điểm HIV sắp được công bố.

Xem thêm bài viết

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version