Hổ Phách luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng Việt: Huyết hổ phách, Hắc hổ phách hồng tùng chi, Huyết phách, Minh phách, Hổ phách
Tên khoa học: Amber
1. Nguồn gốc của vị thuốc
- Người ta cho rằng hổ phách là nhựa của một loài thông cổ hiện nay đã mất giống gọi là Pityoxylon auccinifer Krauss.
- Có thể do một số loài khác nữa. Những cây thông này mọc thành rừng ở bờ biển châu Âu, châu Mỹ (Nam Mỹ). Những rừng thông này hiện bị vùi dưới biển, dưới đất trong những mỏ than.
- Muốn có dược liệu người ta đào những mỏ than có hổ phách hoặc có khi người ta nhặt được ở bờ biển do bão táp phong ba ngoài biển đã đào những cục hố phách chìm sâu dưới đáy biển lên, hất vào bờ, hoặc có khi phải lặn xuống biển sâu để mò.
2. Đặc điểm dược liệu
Có dạng như đá, rất cứng chắc, kích thước không đều. Bên ngoài thường được phủ một lớp mờ mờ. Có màu vàng đỏ hoặc màu vàng.
Chà xát dược liệu vào lên cho nóng thì sinh ra điện, khi đun nóng thì tạo ra mùi thơm rất dễ chịu. Hổ phách không tan trong nước, tan một phần trong ete, chloroform và cồn.
3. Phân bố
Cây thông cổ đại cho dược liệu hổ phách phân bố chủ yếu ở vùng Nam Mỹ và dọc bờ biển Châu Âu.
4. Thu hoạch – bào chế
Muốn thu hoạch phải lặn sâu dưới đầy biển hoặc đào mỏ than. Hổ phách có thể được dùng làm trang sức, đồ mỹ nghệ hoặc dùng trong may mặc (làm nút áo, đồ trang trí). Nếu dùng làm thuốc, bào chế theo những cách sau:
- Chế với sữa người rồi nghiền thành bột mịn, để dùng dần.
- Cho nước hòa với bột của hạt trắc bá vào trong nồi đất, cho hổ phách vào nấu trong 2 giờ. Sau đó đem dược liệu nghiền thành bột và dùng dần.
5. Bảo quản
Hầu như không bị ẩm mốc hay hư hại nên rất dễ bảo quản.
Công dụng và Liều dùng
1. Tính vị
Vị ngọt và tính ôn
2. Quy kinh
Vào kinh tâm, can, phế và bàng quang
3. Thành phần hóa học
Các phân tích cho thấy dược liệu có công thức cấu tạo là C40H64O4, viết gọn là (C10H16O)4.
Đem đun nóng, dược liệu tỏa mùi hương dễ chịu. Hổ phách dẫn nhiệt rất kém. Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách sinh điện.
Chủ yếu hàm chứa nhựa cây, tinh dầu bay hơi.
3. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Hiện tại, vị thuốc chỉ được sử dụng trong phạm vi y học cổ truyền.
Tác dụng của hổ phách theo Đông Y
- Công dụng: Lợi tiểu, giải huyết ứ, tăng cường tuần hoàn máu, an dịu và an thần kinh.
- Chủ trị: Động kinh ở trẻ nhỏ, vô kinh và kinh nguyệt ít do huyết ứ, rối loạn tiểu tiện (tiểu ra máu, tiểu buốt, sỏi canxi).
4. Cách dùng – liều lượng
Vị thuốc này thường được dùng ở dạng hoàn tán, bột uống hoặc có thể dùng tại chỗ. Liều dùng trung bình từ 1.5 – 3g/ ngày.
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
1. Bài thuốc chữa tiểu tiện ra huyết
- Chuẩn bị: Hổ phách (tán bột).
- Thực hiện: Mỗi lần dùng 6g uống cùng với nước sắc đăng tâm.
2. Bài thuốc trị chứng trưng hà, chóng mặt sau khi sinh, đau bụng do có khối u
- Chuẩn bị: Kinh tam lăng, miết giáp và hổ phách mỗi vị 30g, diên hồ sách và một dược các vị nửa lượng, đại hoàng 6 thù.
- Thực hiện: Đem các vị sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 9g uống với rượu khi đói. Người có thể trạng suy nhược nên giảm liều lượng đại hoàng.
3. Chữa tiểu gắt
Hổ phách tán bột 6g, Xạ hương 1 chút, uống với nước sôi nguội, hoặc sắc uống với nước Thuyên thảo, người già hoặc người suy nhược uống với nước sắc Nhân sâm, cũng có thể làm viên với mật, uống với nước sắc Phục linh (Phổ Tế Phương).
4. Chữa bí đái ở trẻ
Dùng hổ phách 30g tán bột, dùng 4 thăng nước, Hành tăm (Thông bạch) 10 củ, sắc còn 3 thăng nước bỏ vào 6g bột Hổ phách uống nóng. Trị các loại sỏi sạn bàng quang và các chứng lâm đều dùng được (Thánh Huệ Phương).
Chữa tiểu ra máu, tiểu ra sỏi:
Hổ phách 5 phân, Trư linh 9g, Biển súc, Mộc thông, mỗi thứ 6g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước nóng (Hổ Phách Tán -Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
5. Chữa thần chí bất định, mệt mỏi hay quên:
Hổ phách 3g, Đảng sâm 9g, Nam tinh 6g, Phục thần 9g, Phục linh 9g, Nhân sâm nhũ (sữa người) 30g, Châu sa 5 phân, Viễn chí 6g, Xương bồ 6g. Làm thành viên, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước Hổ phách (Định Chí Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
6. Chữa phụ nữ đau bụng do ác huyết
Hổ phách, Đại hoàng, Miết giáp tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
7. Trị Tâm có nhiệt, tiểu trường bị nhiệt nên tiểu không thông, uống vào thì khỏi:
Hổ phách, Đơn sa, Hoạt thạch, Trúc diệp, Mạch môn đông, Mộc thông (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
8. Chữa đau mắt đỏ, mắt có màng mây
Hổ phách, Nhân trảo (móng tay người), Trân châu, Mã não, San hô sắc uống
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Kiêng kỵ
- Âm hư nội nhiệt, thủy suy hỏa vượng cấm dùng.
- Nội tạng không có ứ trệ cấm dùng.
- Tiểu nhiều cấm dùng.
- Chất này được dùng dưới dạng bột và viên, không dùng dưới dạng thuốc sắc.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam