Site icon Medplus.vn

Hoa Cúc Vàng và TOP những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Hoa Cúc Vàng

Hoa Cúc Vàng

Khi nhắc đến các loài hoa ngày Tết, thì không thể không nhắc đến Hoa Cúc Vàng. Không chỉ để “chưng cho đẹp”. Hoa còn có tác dụng của một cây dược liệu với nhiều bài thuốc hay. Cùng Medplus tìm hiểu về những tác dụng mà hoa cúc vàng đem lại nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng việt: Cúc hoa vàng, Kim cúc, Dã cúc, Cam cúc, Khổ ý, Hoàng cúc, Bióoc kim (Tày)

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Đặc điểm cây

Nơi sống và đặc điểm sinh thái

Cúc hoa vàng có nguồn gốc ở vùng Đông Á: Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng làm thuốc và làm cảnh ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Ấn Độ.

Ở Việt Nam, cúc hoa vàng được trồng từ lâu đời. Hiện nay cây có nhiều ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội và một số tỉnh khác ở phía bắc.

Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng ở vườn, công viên hoặc trên cánh đồng với mục đích sản xuất dược liệu. Cây ra hoa nhiều hàng năm, hiếm có hạt. Mùa đông có hiện tương rụng lá hoặc hơi tàn lụi. Chính lúc này người ta thường cắt bỏ phần thân cành, giữ lại gốc để tái sinh hoặc làm giống trồng vào mùa xuân năm sau.

Bộ phận dùng

Hoa thu hái vào đầu tháng 10 đến tháng 1-2 năm sau. Hoa hái về đem đồ rồi phơi 3-4 nắng đến khô. Nếu trời râm, phải sấy than hoặc lửa nhẹ.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh mốc, mọt.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Tính vị, công năng

Cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh, phế, can và thận, có tác dụng tán phong thấp, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt.

Công dụng và những bài thuốc

Công dụng

Hoa cây cúc vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, đinh độc, mụn nhọt sưng đau.

Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết làm trẻ lâu. Liều dùng mỗi ngày 8-16g, dạng thuốc sắc… dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Còn dùng để ướp chè hay ngâm rượu uống. Dùng ngoài rửa đắp mụn nhọt.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Ấn Độ, hoa cúc vàng có vị đắng và được coi như có tác dụng làm dễ tiêu và nhuận tràng.

Bài thuốc có hoa cúc vàng

1. Chữa ho, sốt, cảm mạo: 

Bài thuốc Tang cúc ẩm: Cúc vàng 6g, lá dâu 6g, liên kiều 4g, bạc hà 4g, cam thảo 4 g, cát cánh 4g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng: 

Bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm: Cúc hoa vàng 8g, lá dâu 12g, hạnh nhân 8g, liên kiều 6g, cát cánh 8g bạc hà 4g, cam thảo 4 g, đạm trúc điệp 4 g. Sắc uống trong ngày.

3. Chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mũi tắc:

4. Chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mũi tắc:

Bài thuốc cúc hoa trà điều tán:

5. Chữa cảm sốt:

Cúc hoa vàng 5g, địa liền 5g, cúc tần 20g, lá tre 20g, bạc hà 30g, kinh giới 20g, tía tô 20g, cát cánh 20g dạng thuốc bột hoặc thuốc viên, mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 4-6g.

6. Chữa cảm phong hàn (chủ yếu có cảm giác lạnh): 

7. Chữa suy nhược thần kinh:  

8. Chữa can âm hư, thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, tăng huyết áp và vữa xơ động mạch ở người già, suy nhược thần kinh 

9. Chữa âm hư hỏa vượng với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai hay quên, hồi hộp, hay xúc động, ít ngủ, miệng khô, táo bón, nước tiểu đỏ.

Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị: Cúc hoa vàng 8g, kỷ từ, thục địa, hoài sơn, câu đằng, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 12g, sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống, ngày một thang.

10. Chữa bệnh hysteria

11. Chữa đinh râu

Hoa và lá cúc hoa vàng 80g, bồ công anh 80g, giã nát, lọc lấy nước uống, bã đắp tại chỗ.

12. Chữa co giật, hôn mê do sốt cao ở thời kỳ toàn phát các hội chứng nhiễm độc não, viêm não, viêm màng não

Cúc hoa vàng 12g, sinh địa, thạch cao, thảo quyết minh, mỗi vị 20g, câu đằng 16g. Nếu màu đỏ thêm long đờm thảo 8g, khò khè do ứ đọng dịch tiết thêm trúc lịch 30 ml; lưỡi đỏ, miệng khô thêm mạch môn 12g, thiên hoa phấn 8g. Sắc uống.

13. Chữa nhọt ống tai ngoài

Cúc hoa vàng 11g, bồ công anh, sài đất, kim ngân hoa, kê huyết đằng, mỗi vị 16g, hoàng liên, sinh địa, mỗi vị 12g, chi tử 8 g. Sắc uống

14. Chữa hội chứng Meniere (Mê-ni-e}  

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu.vn

Exit mobile version