Site icon Medplus.vn

Hoa Mộc – Loài hoa thanh lịch trở thành vị thuốc chữa bệnh

Hoa Mộc

Hoa Mộc

Hoa Mộc là loài hoa mang hương thơm quyến rũ. Với vẻ đẹp thanh lịch, cây được trồng làm cảnh làm đẹp sân vườn. Tuy nhiên, cây còn là dược liệu vói nhiều công dụng. Giúp chữa ho, đau răng, đậu mùa, lỡ loét,… Cùng Medplus tim hiểm về dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Hoa mộc

Tên khoa học: Osmanthus fragrans (Thunb.) Lour.

Tên đồng nghĩa: Olea fragrans Thunb.

Họ: Oleaceae (Nhài)

Thông tin về cây Hoa Mộc

Đặc điểm cây

Cây nhỏ, cao 1 – 1,5m. Cành hơi dẹt và phồng ở các mấu.

Phân bố, sinh thái

Phân bố

Chi Osmanthus Lour có 3 loài ở Việt Nam, trong đó hoa mộc là cây trồng, hiện chưa rõ về nguồn gốc. Cây cũng phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Đặc điểm sinh thái

Hoa mộc được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc để làm cảnh, ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường trồng ở quanh nhà, vườn đình chùa. Gần đây, ở thành phố người ta trồng hoa mộc vào các chậu nhỏ để ở ban công cho tiện việc chăm sóc.

Hoa sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, hoa ra rải rác quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa thu, hoa nhiều song hiếm khi thấy quả.

Hoa mộc là loại cây cảnh quý, hoa còn dùng để ướp trà.

Bộ phận dùng

Thành phần hóa học, tính vị

Thành phần hóa học

Hoa mộc đem chiết với ether dầu, sau đó xử lý với ethanol thu được một dầu thơm (0,16%). Hoa còn chứa acid oleanolic, acid ursolic, β sitosterol glycosid và sáp (0.04%) gồm chủ yếu là triacontan (The Wealth of India vol VII 1666, 193). Trong hoa tươi có  damascenon, dihydro  ionol và 4 β ceto ionon – (CA. 110, 1989, 236952 c).

Quả chứa 2 glycosid iridoid 10 – acetoxyligustrosid và 10 acetoxy oleuropein cùng với acetosid và phillyrin (Phytochemistry 1975, 14, 2029).

Tính vị, công năng

Công dụng và những bài thuốc về Hoa Mộc

Công dụng và những bài thuốc về Hoa Mộc

Công dụng

Hoa mộc được dùng chữa hôi miệng, viêm họng, ho nhiều đờm, đau răng. Ngày 1,5 – 3g hãm uống, ngâm rượu uống hoặc sắc ngậm.

Có thể dùng nước cất từ hoa, mỗi lần 20 – 30 ml ngậm rồi nuốt, ngày 2 – 3 lần. Khi bị loét trong miệng, lấy 3 – 5 hoa, phơi âm can, tán thành bột mịn rắc vào chỗ loét. Ngoài ra, hoa còn chữa kinh bế sinh đau bụng, dưỡng và làm thơm tóc.

Trong nhân dân, hoa mộc thường dược dùng ướp chè.

Bài thuốc có Hoa Mộc

1. Chữa đau dạ dày, gan, thận lạnh sinh đau

Quả hoa mộc 6g, hương phụ 9g, sa nhân 6g, cao lượng khương 9g, hoặc hoa mộc 5g, cao lương khương 5g, tiểu hồi 3g, sắc uống.

2. Chữa đau răng

Rễ hoa mộc 9g, tế tân 3g, cúc hoa 15g, địa cốt bì 15g, sắс ngậm rồi nuốt,

3. Thuốc dưỡng tóc, làm thơm tóc

Hoa mộc nấu với dầu vừng rối chải lên tóc.

4. Làm sáng mắt và tăng sắc đẹp

Lấy vỏ thân cây mộc sắc uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp, mỗi ngày dùng 10 – 12g.

5. Chữa ho

Hoa mộc 5g, Húng chanh 10g, Cam thảo đất 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Cần uống liên tiếp 3 – 5 ngày.

6. Chữa bế kinh, đau bụng

Hoa mộc 7g, luân kế 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

7. Chữa đau lưng.

Rễ mộc 10g, cau trúc 15g, ngũ gia bì 8g, đỗ trọng 12g, cỏ xước 10g, rễ cây lá lốt 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 5 – 7 thang.

8. Chữa viêm họng, ho nhiều đờm

Dùng 2 – 3g hoa mộc đem hãm hay ngâm rượu hoặc sắc rồi uống hay ngậm và khò họng, ngày dùng 2 – 3 lần.

9. Chữa loét miệng

Lấy 3 – 5 hoa mộc, phơi khô trong râm, tán thành bột mịn rồi lấy bột này rắc vào nơi miệng loét ngày vài lần sẽ khỏi.

10. Chữa hôi miệng, đau răng

Dùng 2 – 3g hoa mộc sắc hoặc ngâm với rượu, lấy nước thuốc ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version