Site icon Medplus.vn

Hoắc hương núi – Top 10 bài thuốc trị buồn nôn, đầy hơi

hoac-huong-nui-top-10-bai-thuoc-tri-buon-non-day-hoi

hoac-huong-nui-top-10-bai-thuoc-tri-buon-non-day-hoi

Hoắc Hương Núi luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

hoac-huong-nui-top-10-bai-thuoc-tri-buon-non-day-hoi

Tên tiếng Việt: Tía tô dại, Hoắc hương núi, É lớn hồng, É rừng, Sơn hương, é lớn tròng, É Hoang

Tên khoa học: Hyptis suaveolens (L.) Poit.

Tên đồng nghĩa: Ballota suaveolens L.

Họ: Lamiaceae (Hoa môi)

1. Đặc điểm dược liệu

Hoắc hương núi là cây thân thảo có thân vuông, màu nâu tím, cây mọc thẳng có phân nhánh. Lá mọc đối xứng, phiến lá hình trứng, cả hai mặt đều có lông nhưng phần dưới nhiều lông hơn, phần mép có hình răng cưa, lá dài khoảng 10 cm, rộng 2.5 – 7cm. Hoa cây hoắc hương có màu tím nhạt, mọc dưới thành xim co, ở kẽ lá hay phần ngọn. Quả bế có hạt cứng. Cây có mùi thơm nhẹ, vị hơi cay, đắng. Hoắc hương có thể được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành vào mùa xuân.

2. Phân bố

Hoắc hương núi được trồng ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á, nhất là ở Trung Quốc, Indonesia. Tại Việt Nam, hoắc hương được trồng nhiều tại các tỉnh phía Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam.

3. Bộ phận dùng

Lá (nên chọn lá nguyên vẹn, mùi thơm nồng).

4. Thu hái

Hoắc hương thường được thu hái quanh năm trước khi ra hoa. Tuy nhiên, dân gian thường thu hái hoắc hương nhiều nhất là vào tháng 4 – 6 hằng năm.

5. Chế biến

Phần lá sau khi được thu hoạch phơi dưới bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khi khô thì cho vào túi bảo quản.

6. Bảo quản

Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc hay ánh sáng trực tiếp.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Khoảng 1.2% cây hoắc hương là tinh dầu, trong đó thành phần chính của tinh dầu là alcohol patchoulic, patchoulen, benzaldehyd,  eugenol, sesquiterpen,  cadinen, epiguaipyridin.

2. Tính vị

3. Qui kinh

4. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hoắc hương núi có khả năng kháng những vi khuẩn phổ rộng, ức chế của nhiều vi khuẩn gây bệnh như: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus, Leptospirosis, liên cầu khuẩn tán huyết type A… Ngoài ra, hoắc hương còn có tính chống thối, tinh dầu hoắc hương làm tăng khả năng tiết dịch ở dạ dày và hệ tiêu hóa (theo Trung Dược học). Uống nước sắc hoắc hương rồi dùng X-quang theo dõi túi mật thì nhận thấy kích thuốc có thể làm co túi mật… Chính vì thế, hoắc hương được dùng cho những mục đích điều trị sau đây:

Theo y học cổ truyền

5. Liều dùng, cách dùng

Liều dùng: 8 – 12 gam mỗi ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

hoac-huong-nui-top-10-bai-thuoc-tri-buon-non-day-hoi

1 Trị thương thử vào mùa hè, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, không muốn ăn uống

sắc uống Bội lan, Hoắc hương mỗi thứ 12 gam.

2. Trị chứng nôn nghịch do trúng hàn tà

Phối hợp Hoắc hương, Đinh hương, Mộc hương, Nhân sâm, Tử tô diệp, Sinh khương.

3. Trị ho, hàn thấp trệ bên trong, bụng đầy tức, nôn mửa, ít ăn

sắc uống 12 gam Hoắc hương diệp, Bán hạ (chế), Trần bì; 2 gam Đinh hương.

4. Trị chứng đầy bụng, tức bụng vùng vị quản, không muốn ăn, nôn mửa

Sắc 12 gam Hoắc hương diệp, Xích phục linh, Thương truật, Hậu phác, Đảng sâm; 6 gam Trần bì,  Bán hạ; 4g Cam thảo, Sinh khương (gừng) 3 lát, uống khi nóng.

5. Trị chứng đầy bụng, tức bụng vùng trung quản

Sắc uống 12 gam Hoắc hương, Hậu phác, Thanh mộc hương, Chỉ thực; 6 gam Sa nhân.

6. Trị động thai, nôn ra nước chua, khí lên không xuống

8 gam Hương phụ, Cam thảo, Hoắc hương tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gam uống với nước sôi (có thể thêm ít muối cho dễ uống).

7. Trị chứng hôi miệng

Lấy nước sắc Hoắc hương súc miệng hằng ngày. Có thể thêm bạc hà vào bài thuốc cũng phát huy công dụng tương tự.

8. Trị lở loét

Lấy 2 vị Tế trà, Hoắc hương với lượng bằng nhau, đem đốt thành tro, trộn với dầu, để trên lá, đắp vào vùng da bị đau.

9. Trị đau bụng do trúng phải khí ác

Phối hợp Hoắc hương, Trầm thủy hương, Mộc hương, Nhũ hương, Súc sa mật.

10. Trị nội thương sinh lạnh, ngoại cảm thương hàn vào mùa hè, đau đầu, sốt lạnh, tiêu chảy, tức bụng, đầy ngực

Sắc uống 12 gam hoắc hương, Đại phúc bì, Phục Linh, Khương bán hạ, Đại táo; 8 gam bạch chỉ, Cát cánh, Hậu phác, Tử tô; 6 gam Trần bì, 4 gam Cam thảo.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Khi dùng hoắc hương trị bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version