Site icon Medplus.vn

HOÀNG CẦM – Xứng đáng mệnh danh ” THẦN DƯỢC ” Đông y

hoang-cam-xung-dang-menh-danh-than-duoc-dong-y

hoang-cam-xung-dang-menh-danh-than-duoc-dong-y

Theo tài liệu Đông Y: Hoàng cầm có vị đắng, tính hàn và không có độc, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hoả giải độc, an thai..… Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

hoang-cam-xung-dang-menh-danh-than-duoc-dong-y

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

Dược liệu

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

Tác dụng miễn dịch:

Tác dụng chống dị ứng của Baicalein liên hệ  đến  sự ức chế khả năng giải phóng enzym ra khỏi các tế bào, có lẽ do thủ thể ức chế. Tác dụng ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ dãn rathuốc có tác dụng đối với da của heo được gây dị ứng và chất Histamin. Chất baicalein và baicalin có tác dụng giãn phế quản đối với tiểu phế quản của heo bị gây dị ứng suyễn. Cả hai chất này  có tác dụng ức chế phù co thắt  và giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột. Chất baicalin cũng ngăn ngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất (Chinese Herbal  Medicine).

Tác dụng kháng khuẩn:

Hoàng cầm có kháng phổ rộng. Trong thí nghiệm, nó có tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầu vàng, Ytực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria. Có báo cáo cho thấy Tụ cầu khuẩn vàng kháng Peniciline lại rất nhậy ở trong Hoàng cầm.. nhiều thí nghiệm báo cáo cho thấy thuốc có tác dụng kháng lại trực khuẩn lao. Trong khi thuốc có dấu hiệu tốt đối với chuột thì lại không có tác dụng đối với heo Hà Lan. Cho chuột bị nhiễm virus dùng Hoàng cầm, không có dấu hiệu giảm tổn hại ở phổi và tăng thời gian sống hơn so với với nhóm đối chứng. Trong thí nghiệm cũng thấy có tác dụng kháng lại với nấm da và có khả năng diệt Leptospira (Chinese Herbal  Medicine).

Tác dụng điều hòa nhiệt độ:

Từ  năm 1935, có báo cáo cho biết rễ Hoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt (Chinese Herbal  Medicine).

+ Tác dụng đối với huyết áp:

nước sắc, cồn chiết, dịch truyền, kể cả nước và cồn trích Hoàng cầm đều có tác dụng hạ áp đối với chó, thỏ và mèo được gây mê. Cho uống hoặc chích đều làm hạ áp đối với chó có huyết áp bình thường hoặc huyết áp cao do thận. Một nghiên cứu về tác dụng hạ áp cho thấy: chất trích từ loại cây ở Vân Nam có tác dụng mạnh nhất, kế đến là loại của Hà Bắc, còn những chất trích từ  phía Đông Bắc Trung Quốc thì yếu nhất. Đa số các nghiên cứu cho thấy tác dụng giáng áp của Hoàng cầm tùy thuộc vào tác dụng gĩan mạch (Chinese Herbal  Medicine).

Tác dụng lợi tiểu:

Nước sắc Hoàng cầm có tác dụng lợi tiểu đối với chó và người bình thường (Chinese Herbal  Medicine).

Tác dụng chuyển hóa lipid:

Nước sắc hỗn hợp Hoàng cầm, Hoàng liên và Đại hoàng không gây ảnh hưởng đối với Cholesterol/Phospholipid ở thỏ bình thường nhưng làm hạ lipid nơi người  thực hiện chế độ cao ăn kiêng Cholesterol trong 7 tuần hoặc nơi người đã được trị bằng Thyroid (Chinese Herbal  Medicine).

Tác dụng đối với mật:

nước sắc hoặc cồn chiết xuất Hoàng cầm  làm tăng lượng mật ở chó và thỏ. Ảnh hưởng này do baicalei mạnh hơn là baicalin. Thỏ bị thắt ống mật cho thấy Bilirubin tăng sau 1-6 giờ và giảm trong khoảng 24-48 giờ so với nhóm đối chứng (Chinese Herbal  Medicine).

Tác dụng đối với vết vị trường:

Nước sắc và cồn chiết xuấtHoàng câmg có tác dụng ức chế nhu động ruột. Cồn chiết xuất ức chế tác dụng của chất Pilocarpin, tác dụng này không ảnh hưởng bởi thần kinh phế vị (Chinese Herbal  Medicine).

Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương:

Chất Baiclin làm giảm sự di chuyển và phản xạ của chuột (Chinese Herbal  Medicine).

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa phế nhiệt, ho ra máu, sưng phổi, thổ huyết:

Hoàng cầm tán nhỏ, uống mỗi lần 4-5g, ngày uống 2-3 lần với nước cơm hoặc nước sắc Mạch môn làm thang.

2. Chữa đau bụng đi lỵ ra máu mũi, hay đau bụng khan:

Hoàng cầm, Bạch thược mỗi vị 10g, tán bột sắc uống.

3. Chữa động thai, đau bụng, kém ăn, bồn chồn:

Hoàng cầm, Bạch truật, Củ gai, mỗi vị 10g sắc uống.

4. Chữa vết cứu, bỏng ra máu không dứt:

Hoàng cầm tẩm rượu sao, tán bột uống 6-12g.

5. Chữa phong nhiệt có đàm hay đau ở đầu lông mày:

Hoàng cầm và bạch chỉ với liều lượng bằng nhau. Đem tán dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần chỉ dùng đúng 8g và uống chung với nước trà ấm.

6. Chữa nôn ra máu, chảy máu cam:

40g hoàng cầm. Dược liệu đem bỏ phần ruột đen và tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 12g đem sắc với 1 chén nước đến khi còn lại 6 phân. Uống trực tiếp khi nước thuốc còn ấm nóng.

7. Bài thuốc chữa nóng gan gây mờ mắt:

40g hoàng cầm cùng với 120g đạm đậu vị. Mỗi lần lấy ra 12g đem bọc trong gan lợn và chưng cho chín. Lưu ý, khi dùng bài thuốc này người bệnh cần kiêng rượu và miến.

8. Chữa rong kinh kèm nôn ra máu và chảy máu cam:

120g hoàng cầm. Đem dược liệu cho vào ấm sắc chung với 3 thăng nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn 1,5 thang thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống, dùng liều 1 thang/ngày.

9. Chữa sau sinh huyết ra nhiều:

Hoàng cầm và mạch môn đông với liều lượng bằng nhau. Đem sắc với nước để uống như nước lọc hằng ngày. Nên dùng khi thuốc còn ấm nóng.

10. Chữa đơn độc, hỏa độc:

Hoàng cầm với lượng tùy ý. Đem dược liệu đi tán bột rồi trộn đều với nước. Sau đó dùng hỗn hợp này để đắp trực tiếp.

11. Chữa phế nhiệt sinh ho:

12g hoàng cầm, 12g liên kiều, 12g chi tử, 8g hạnh nhân, 4g cát cánh, 4g bạc hà, 8g đại hoàng, 8g chỉ xác, 4g cam thảo. Các nguyên liệu đem cho vào ấm sắc lấy nước uống. Dùng với liều lượng 1thang/ngày.

12. Chữa thai động không yên:

12g hoàng cầm, 12g thược dược, 12g bạch truật, 8g đương quy, 4g xuyên khung. Cho hết dược liệu vào ấm sắc lấy nước uống. Uống thuốc khi còn ấm nóng với liều 1 thang/ngày.

13. Chữa chứng giật mình hay khóc đêm ở trẻ nhỏ:

0,4g hoàng cầm cùng với 0,4g nhân sâm. Đem dược liệu đi tán thành bột mịn. Mỗi lần cho trẻ uống 1 ít chung với nước sắc trúc diệp.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version