Site icon Medplus.vn

Hoàng Đằng và các công dụng Quý có thể bạn chưa biết ?

unnamed 2 - Medplus

Hoàng đằng là một trong những loại thảo dược quý của Y học cổ truyền, nó được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y để chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đau mắt đỏ và mụn nhọt,..Hãy cùng Medplus tìm hiểu thêm về loại dược liệu này nhé !

A. Thông tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Hoàng đằng, Dây vàng giang, Nam hoàng nhuộm, Hoàng liên nam, Khau khem (Tày), Tốt choọc, Trơng (Kdong), Co lạc khem (Thái), Viằng tằng (Dao)

Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour.

Họ: Menispermaceae.

1. Đặc điểm dược liệu

Hoàng đằng là loại cây dây leo to với phần thân già và rễ màu vàng. Phần thân cứng và có hình trụ, đường kính ở vào khoảng từ 5 – 10cm.

Lá cây mọc so le nhau dài khoảng từ 9 – 20cm, chiều rộng ở khoảng 4 – 10cm, cứng và nhẵn. Phiến lá có hình bầu dục với phần đầu nhọn và phần gốc là tròn hoặc cắt ngang. Mỗi lá sẽ có 3 gân chính rõ, phần cuống dài, hơi gần ở trong phiến, hai đầu thường phình lên.

Hoa đơn tính, có màu vàng lục, mọc thành từng chùy dài ở kẽ lá đã rụng, dài khoảng từ 30 – 40cm và phân nhánh 2 lần. Lá đài của hoa hình tam giác, hoa cái có 3 lá noãn, hoa đực có 6 nhị, phần chỉ nhị hẹp và dài hơn bao phấn. Mùa hoa ở vào khoảng từ tháng 5 – 7. Quả hạch có hình trái xoan, khi chín sẽ có màu vàng.

2. Bộ phận dùng

Phần thân già và rễ của cây được sử dụng để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Dược liệu có nguồn gốc ở Malaysia và các quốc gia Đông Dương. Cây phát triển tốt ở những vùng có đất ẩm ướt. Riêng tại Việt Nam, loại thực vậy này được tìm thấy tương đối nhiều ở Nghệ An, các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc.

4. Thu hái và sơ chế

Dược liệu thường được thu hoạch vào mùa thu, ở khoảng tháng 8, tháng 9 hằng năm. Phần thân già và rễ sau khi lấy về sẽ đem cạo sạch lớp bần bao phủ phía bên ngoài vỏ. Sau đó tiến hành chặt thành từng đoạn rồi đem đi phơi hoặc sấy khô và bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản

Dược liệu sau khi đã được sơ chế khô cần để trong túi kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

B. Công dụng và Liều dùng Dược Liệu

1. Thành phần hóa học

Sau đây là một số thành phần được ghi nhận có trong dược liệu hoàng đằng:

2. Tính vị

Đa phần các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận dược liệu có vị đắng và tính hàn.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

Theo y học hiện đại:

Đa phần tác dụng dược lý của dược liệu hoàng đằng đều có được do hàm lượng hoạt chất Berberin dồi dào trong nó. Bao gồm:

4. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Ví dụ như sắc lấy nước uống, tán thành bột mịn, làm viên hoàn hay sử dụng ngoài da.

Liều lượng tham khảo dùng cho một ngày từ 6 – 12g. Tuy nhiên, có thể linh hoạt thay đổi khi kết hợp với những vị thuốc khác hay tùy theo từng bài thuốc.

C. Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

1. Bài thuốc trị viêm ruột kiết lỵ

2. Bài thuốc trị đau mắt đỏ có màng

3. Bài thuốc trị viêm tai có mủ

4. Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm gan virus, viêm tai trong…

5. Bài thuốc trị vàng da do bệnh gan

6. Bài thuốc trị nổi mụn nhiều do nóng trong người ở trẻ em

Kiêng kỵ, lưu ý khi sử dụng hoàng đằng

Hoàng đằng mặc dù có tác dụng trị bệnh rất tốt nhưng nếu sử dụng không đúng trường hợp sẽ rất dễ phát sinh rủi ro. Người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Hoàng Đằng cũng như một số bài thuốc hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version