Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ từ 1 tháng – 1 năm tuổi tử vong. Mỗi năm có khoảng 2500 trẻ sơ sinh ở Mỹ qua đời vì lý do trên. Vậy hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là gì và làm thế nào để có thể giúp trẻ phòng tránh được hội chứng nguy hiểm này.
1. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là gì?
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (tên tiếng Anh là SIDS) không phải căn bệnh hay một bệnh lý thông thường. Trên thực tế, đây là chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột nhưng không tìm được lý do cụ thể. Do xảy ra khi không có bất kỳ dấu hiệu nào nên hội chứng đột tử này khiến không ít gia đình cảm thấy lo lắng. Thông thường, để làm rõ nguyên nhân, các bác sĩ và chuyên gia y tế sẽ phải truy tìm lại bệnh sử của trẻ nhỏ và gia đình, nghiên cứu thêm về nơi trẻ qua đời và khám nghiệm tử thi.
Trên thực tế, hội chứng này có thể xảy ra bất kỳ khi nào nhưng thường rơi vào thời điểm trẻ đi ngủ tức là khoảng 10 giờ tối đến 10 giờ sáng. Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 16-20% các ca tử vong do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra tại những nơi chăm sóc trẻ và rơi nhiều nhất vào khoảng tuần đầu tiên sau sinh.
2. Nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh
Khi khám nghiệm những trẻ sơ sinh chết vì bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh, các nhà khoa học phát hiện trong não có mức serotonin thấp hơn so với bình thường. Đây là một chất giúp điều hòa nhịp thở, nhịp tim và huyết áp trong khi ngủ. Theo một số nghiên cứu khoa học, những nguyên nhân chính dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh là:
- Trẻ bị khuyến tật nghiêm trọng ở hô hấp, tim mạch hoặc các cơ quan phản ứng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
- Trẻ ngủ nằm sấp trong khi trên giường có quá nhiều vật dụng hoặc giường mềm khiến đường thở bị chèn ép.
- Ngủ cùng với bố mẹ và bị bố mẹ đè vào cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
3. Các yếu tố nguy cơ khác:
Bên cạnh những nguyên nhân chính trên, một số yếu tố khác cũng gây ra tình trạng này như:
- Trong khi mang thai, mẹ sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Chăm sóc trước sinh kém
- Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
- Mẹ trẻ hơn 20 tuổi.
- Trẻ bị tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc lá sau sinh
4. Triệu chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (hội chứng SIDS)
Như đã nói ở trên, khi mắc phải hội chứng này, trẻ không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo nào cả. Trẻ không đau, không khóc hay có bất kỳ biểu hiện khó chịu nào trước khi đột tử. Một số trường hợp, trẻ có thể gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc hô hấp trước đó nhưng không quá rõ ràng.
Chính vì thế, trong trường hợp trẻ sinh non, nhẹ cân hay gặp bất kỳ điều gì về hô hấp thì đều cần được theo dõi ở bệnh viện để phòng ngừa nguy cơ đột tử. Thậm chí, với trẻ khỏe mạnh thì tình trạng này cũng khó có thể tránh khỏi nên bố mẹ cần, trẻ phải được theo dõi ở bệnh viện để dự phòng nguy cơ đột tử. Các bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.
5. Phòng chống nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh
Để phòng chống nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên làm theo những điều sau:
- Cho trẻ ngủ nằm ngửa vì có nhiều bằng chứng cho thấy việc nằm ngửa trong khi ngủ sẽ giảm tỷ lệ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ lo trẻ bị méo đầu thì có thể thay đổi tư thế nằm thường xuyên của trẻ và ban ngày.
- Cho trẻ ngủ trên những tấm đệm cứng, xung quanh không để những món đồ như: gối, đệm nước, chăn, đồ chơi nhồi bông hay bất kỳ món đồ mềm nào khác.
- Tránh sử dụng chăn có nhiều lông hoặc quá to với trẻ.
- Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bố mẹ nên để trẻ ngủ trong nôi hoặc cũi trong cùng phòng với bố mẹ thay vì ngủ chung. Tuyệt đối không sử dụng miếng đệm phụ trong cũi vì có thể khiến trẻ bị ngạt thở.
- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm chủng có thể giảm 50% nguy cơ hội chứng đột tử sơ sinh.
- Không cho trẻ ngủ trong môi trường quá nóng. Quá nóng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của trẻ.
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá hay uống rượu trong khi mang thai và không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc trong khi mang mắc hội chứng đột tử (SIDS) ở trẻ sơ sinh cao hơn gấp ba lần so với những trẻ có bố mẹ không hút. Thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần trung ương trước khi sinh và sau khi sinh của trẻ nhỏ, khiến nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh tăng cao.
- Chăm sóc mẹ trong thời kỳ mang thai khỏe mạnh từ sớm.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ bú sữa mẹ. Một số bằng chứng cho thấy bú sữa mẹ có thể giảm tỷ lệ của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy chưa tìm ra nguyên do nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng sữa mẹ có thể ngăn cản việc trẻ bị nhiễm trùng.
- Được chăm sóc thai nghén sớm và thường xuyên.
- Với những trẻ bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản mãn tính, bố mẹ nên làm theo theo hướng dẫn của bác sĩ về cách cho trẻ ăn và tư thế của trẻ khi ngủ.
- Nên cho trẻ ngậm vú giả khi cho đến khi 1 tuổi. Trong trường hợp trẻ không muốn ngậm vú giả, bố mẹ không nên ép trẻ. Đây cũng là một cách giúp giảm tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh. Nếu bé đang tập bú mẹ thì bố mẹ nên đợi khi trẻ được 1 tuổi thì mới nên cho con làm quen với vú giả để phản xạ bú sữa mẹ của trẻ được hình thành.
- Nên cho trẻ ngủ cũi thay vì ngủ chung giường với bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ cần đặt cũi ở trong phòng để có thể kiểm tra trẻ liên tục trong khi ngủ.
Mong rằng sau khi đã hiểu được hội chứng đột ở trẻ sơ sinh là gì, bố mẹ sẽ cẩn trọng hơn trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh nhạy cảm.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily