Site icon Medplus.vn

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng khiến cho trẻ đang ngủ phải bật dậy khóc thét, giãy giụa trong hoảng sợ. Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng và hoang mang khi không biết con đang trải qua vấn đề gì.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ là gì?

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra vào giai đoạn thứ 3 và 4 của giấc ngủ NREM (non-rapid eye movement – giấc ngủ sóng chậm), tức là trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng sau khi bé bắt đầu ngủ. Độ tuổi thường xảy ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là từ 3-12 tuổi.

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng có các biểu hiện như sau:

Đặc biệt, khi trẻ rơi vào tình trạng giấc ngủ kinh hoàng thì trẻ vẫn có thể mở mắt, tuy nhiên trẻ hầu như không phản ứng khi được bố mẹ đánh thức hay dỗ dành. Vào buổi sáng hôm sau khi thức dậy, trẻ cũng không có chút ký ức nào về vấn đề này cả. Giấc ngủ kinh hoàng có thể kéo dài trong khoảng thời gian từ vài phút cho đến 30 phút.

Phân biệt ác mộng với hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Giấc ngủ kinh hoàng và cơn ác mộng là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau, được so sánh như sau:

1. Giấc ngủ kinh hoàng (night terror)

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ

2. Ác mộng (nightmare)

Nguyên nhân gây ra giấc ngủ kinh hoàng

Hiện tại, chưa thể tìm ra được nguyên nhân gây ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, giấc ngủ kinh hoàng có thể xảy ra bởi một số yếu tố như: tình trạng thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi, trẻ bị sốt, tác dụng phụ của một số loại thuốc, hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên,… Đặc biệt, nếu trong tiền sử gia đình có người từng trải qua giấc ngủ kinh hoàng thì vẫn có khả năng trẻ sẽ trải qua hội chứng này.

Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Đầu tiên, bố mẹ cần kiểm tra xem tình trạng giấc ngủ kinh hoàng này có phải do bệnh lý cấp tính nào đó như động kinh hay nhiễm trùng thần kinh trung ương gây ra hay không, đồng thời để ý các triệu chứng khác của bệnh và cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu giấc ngủ kinh hoàng không phải do bệnh lý cấp tính nào gây ra và chỉ xảy ra 1-2 lần trong tháng thì tình trạng này không cần điều trị. Theo các nghiên cứu thì tình trạng này sẽ ổn định dần khi trẻ được 6 tuổi và hết hẳn khi trẻ bước vào tuổi dậy thì.

Bố mẹ cần chú ý đặc biệt và nên nhanh chóng đưa bé tới gặp bác sĩ nếu trẻ ở một trong những tình huống dưới đây:

Nên làm gì khi giấc ngủ kinh hoàng đang diễn ra?

Bố mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên cố gắng đánh thức trẻ. Tuyệt đối không lay người hay vỗ lưng để đánh thức trẻ, vì điều này sẽ khiến trẻ khó chịu và càng sợ hãi hơn.

Việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó chính là tạo ra một không gian rộng rãi xung quanh trẻ, cất toàn bộ những đồ dùng nguy hiểm xung quanh để trẻ có thể giãy giụa mà không bị thương. Đồng thời cần thao tác nhẹ nhàng khi xoay chuyển tư thế cho trẻ.

Làm sao để hạn chế hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ?

Theo một số nghiên cứu, bố mẹ cần theo dõi và xác định được thời điểm diễn ra tình trạng này để đánh thức trẻ dậy trước đó 30 phút, sau đó một khoảng thời gian thì cho bé ngủ lại. Điều này góp phần làm giảm tần suất diễn ra hội chứng này một cách đáng kể.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ như sau:

Hy vọng rằng qua bài viết này bố mẹ có thể hiểu rõ hơn về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng và biết cách xử lý đúng khi con rơi vào tình trạng này.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version