Site icon Medplus.vn

Hội chứng khủng hoảng xa cách ở trẻ nhỏ

Hội chứng khủng hoảng xa cách ở trẻ nhỏ

Hội chứng khủng hoảng xa cách ở trẻ nhỏ

Hội chứng khủng hoảng xa cách xảy ra ở bé có thể khiến bố mẹ bối rối. Dù vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể cùng con vượt qua khó khăn này.

Vào giai đoạn 1 tuổi, nhiều bé mắc hội chứng khủng hoảng xa cách – tức là trở nên lo lắng, sợ hãi, khó chịu khi bố mẹ rời xa, để bé ở lại với một người khác. Bố mẹ nên hiểu những gì bé đang phải trải qua và chuẩn bị sẵn một vài chiến thuật để cả bố mẹ lẫn bé đều vượt qua “chướng ngại vật” này.

Khủng hoảng xa cách là bình thường!

Với bé dưới 6 tháng tuổi, chỉ cần được đáp ứng các nhu cầu thì bé sẽ dễ dàng làm quen và thích nghi với người khác.

Nhưng khi được 4-7 tháng tuổi, bé dần nắm được khái niệm “hằng định đối tượng” và hiểu rằng, nếu không nhìn thấy bố hoặc mẹ thì có nghĩa là họ đã đi khỏi. Tuy nhiên, bé chưa hiểu được khái niệm về thời gian, nên không biết khi nào bố mẹ sẽ về. Từ đó, bé cảm thấy lo lắng. Dù mẹ ở trong bếp, ở phòng ngủ bên cạnh hay ở công ty thì đối với bé cũng giống nhau hết, và bé sẽ luôn khóc khi không ở gần mẹ.

Ở giai đoạn 8-12 tháng tuổi, bé độc lập hơn nhưng lại thấy bất an hơn khi bị tách ra khỏi bố mẹ. Đây chính là lúc khủng hoảng xa cách phát triển. Khi ấy, bé có thể lo lắng khi bố mẹ rời khỏi và phản ứng bằng cách khóc, bám lấy bố mẹ và không cho người khác lại gần.

Thời điểm diễn ra hội chứng khủng hoảng xa cách có thể rất khác nhau. Nhiều bé mắc hội chứng này muộn hơn, vào khoảng 18 tháng đến 2 tuổi rưỡi. Cũng có bé không trải qua hội chứng đó. Đôi khi, một vài thay đổi trong cuộc sống có thể dẫn đến khủng hoảng xa cách, ví dụ như bé gặp người trông mới, có anh/chị/em mới, mới chuyển nhà hay thấy gia đình có căng thẳng.

Hội chứng khủng hoảng xa cách ở trẻ nhỏ

Khủng hoảng xa cách có kéo dài không?

Thời gian của hội chứng này phụ thuộc vào bản thân bé và cách bố mẹ phản ứng. Đôi khi, nó có thể kéo dài từ khi sơ sinh đến tận lúc bé học tiểu học.

Còn nếu tình trạng khủng hoảng xa cách đột nhiên xuất hiện ở trẻ lớn, thì lý do có thể liên quan đến những vấn đề khác như bị trẻ bị bắt nạt hay bạo hành.

Bố mẹ sẽ vừa vui, vừa buồn, vừa mệt!

Trước hội chứng khủng hoảng xa cách, bố mẹ có thể thấy mừng vì bé biết tỏ ra yêu thương và gắn bó với mình, nhưng cũng có thể thấy có lỗi vì không ở bên bé, hoặc hơi mệt mỏi do bé đòi hỏi bố mẹ luôn chú ý.

Việc bé bám bố mẹ thực ra là một dấu hiệu tốt, cho thấy bé bắt đầu gắn bó với bố mẹ. Dần dần, bé cũng sẽ nhận thức được rằng, bố mẹ rời đi rồi sẽ về. Đây cũng là một cơ hội cho bé phát triển các kỹ năng đối diện với thực tại và độc lập hơn.

Các cách để giảm nhẹ khủng hoảng xa cách

Chỉ một chút lưu ý là bố mẹ có thể giúp con giảm bớt những cảm xúc tiêu cực của hội chứng khủng hoảng xa cách.

Hội chứng khủng hoảng xa cách là tạm thời thôi!

Giai đoạn này rồi sẽ qua. Nhưng nếu nó vẫn tiếp tục xảy ra khi bé lên mẫu giáo hoặc hơn nữa, đồng thời ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, thì bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là khi con có những dấu hiệu sau:

Mong rằng hội chứng khủng hoảng xa cách sẽ sớm qua đi để trẻ có thêm cơ hội tiếp xúc và tự do khám phá thế giới nhiều hơn!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version