Site icon Medplus.vn

HỘI CHỨNG NGOẠI THÁP: TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Cùng Medplus tìm hiểu về các triệu chứng và phương pháp điều trị của hội chứng ngoại tháp bạn đọc nhé!

Hội chứng ngoại tháp

1. Hội chứng ngoại tháp là gì?

Hệ thống ngoại tháp là một tập hợp nhóm tế bào thần kinh nhân xám tại vị trí đáy não, hệ thống ngoại tháp sẽ cùng với tiểu não tác động đến các tế bào não vùng vận động với mục đích chi phối các cử động cũng như điều hòa trương lực cơ của cơ thể.

Do đó, bất kỳ nguyên nhân nào gây tổn thương hệ ngoại tháp cũng có thể dẫn đến các rối loạn vận động ở ngoại biên. Các rối loạn vận động ngoại biên đó gồm tay chân run rẩy, cứng cơ, múa giật hoặc người bệnh đi lại chậm chạp…

2. Nguyên nhân hội chứng ngoại tháp

Tuy nhiên, đa số những người mắc hội chứng thần kinh ngoại tháp đều do thoái hóa hoặc tổn thương của các tế bào thần kinh hệ thống ngoại tháp vì các bệnh lý sau:

  • Do bệnh rối loạn mạch máu: Rối loạn mạch máu điển hình nhất chính là các tình trạng xơ cứng động mạch, nhồi máu não, viêm mạch hoặc xuất huyết não;
  • Di chứng sau chấn thương hoặc do tình trạng thiếu máu não: Những di chứng sau chấn thương, di chứng của phẫu thuật hoặc do các tình trạng thiếu máu não mạn tính trong bệnh tăng huyết áp lâu ngày, thoái hóa đốt sống cổ… có thể gây nên hội chứng ngoại tháp.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Có một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống nôn metoclopramide có thể gây ra tác dụng phụ, từ đó dẫn đến hội chứng này.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất: Thuốc trừ sâu, kim loại nặng như thủy ngân và chì, các hóa chất độc hại hay rối loạn chuyển hóa đồng, nhiễm khuẩn não… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng này.
  • Người bị các bệnh lý thần kinh như: Bệnh Huntington, tổn thương nhân dưới đồi thị hoặc bị bệnh động kinh…

3. Triệu chứng hội chứng ngoại tháp

Hội chứng thần kinh ngoại tháp có 4 dạng triệu chứng chính. Các dạng triệu chứng chính đó là triệu chứng Parkinson, triệu chứng Dystonia (rối loạn trương lực cơ), Akathisia (ngồi không yên) và triệu chứng rối loạn vận động Tardive (múa giật). Các dấu hiệu của những triệu chứng đó bao gồm:

Triệu chứng Parkinson

Triệu chứng Parkinson bao gồm những triệu chứng của sự rối loạn vận động giống như trong bệnh Parkinson, vì vậy, nó thường được gọi là hội chứng Parkinson do rối loạn hệ thống ngoại tháp. Những triệu chứng Parkinson bao gồm:

  • Run và khó giữ thăng bằng: Run thường gặp nhất ở tay nhưng triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở các cơ miệng dẫn tới run môi. Bên cạnh đó, những người bị hội chứng ngoại tháp này thường gặp nhiều khó khăn trong việc giữ thăng bằng nên khó có thể đứng vững.
  • Cứng cơ: Các cơ bắp và các khớp ở tay chân cứng, do đó người bệnh thường khó hoạt động và khó di chuyển.
  • Chậm vận động: Chậm vận động thường do các cơ bắp bị cứng, từ đó khiến cho người bệnh vận động chậm chạp, khó nuốt, khó nói cũng như khó biểu lộ cảm xúc.

Triệu chứng Dystonia (rối loạn trương lực cơ)

Triệu chứng Dystonia hay còn gọi là phản ứng Dystonic, đây chính là một tình trạng vùng cơ trên cơ thể người bệnh đột nhiên bị cứng hoàn toàn, từ đó dẫn đến cảm giác rất khó chịu, buồn bực và gây đau đớn.

Triệu chứng Dystonia có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ bắp trên cơ thể người bệnh, các ảnh hưởng đó bao gồm các cơ cổ (gây tật vẹo cổ), cơ mắt, cơ lưỡi, hàm hoặc các cơ hô hấp khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở.

Triệu chứng Akathisia (ngồi không yên)

Triệu chứng Akathisia hay còn gọi là triệu chứng ngồi không yên. Triệu chứng này thường khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bồn chồn, khó chịu khi ngồi yên, do đó buộc người bệnh phải di chuyển liên tục.

Bên cạnh đó, triệu chứng Akathisia cũng có thể khiến cho người bệnh luôn có cảm giác lo lắng và không thể thư giãn thoải mái, tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rối loạn vận động Tardive (chứng múa giật)

Đây là một triệu chứng khiến cho người bệnh có những cử động bất thường đột ngột, nhanh, giật cục và không theo một quy luật nào của những bộ phận khác trên cơ thể. Những triệu chứng này thường gặp ở mặt, cổ, môi, lưỡi và bàn tay, bàn chân.

Tuy nhiên những triệu chứng này thường có xu hướng xuất hiện sau vài tháng, hoặc vài năm sau khi sử dụng thuốc chống loạn thần.

4. Điều trị hội chứng ngoại tháp

Việc điều trị hội chứng thần kinh ngoại tháp thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh cũng như các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Trong trường hợp nếu đang sử dụng các loại thuốc gây ra hội chứng ngoại tháp thì cần phải cắt giảm liều và thay thế bằng những loại thuốc điều khác.

Hội chứng ngoại tháp

 

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về hội chứng phí ngoại tháp, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version