Site icon Medplus.vn

Hội chứng người sói – Hypertrichosis

Hypertrichosis 1 - Medplus

Hypertrichosis, còn được gọi là hội chứng người sói, là một tình lông mọc quá nhiều ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể của một người. Chứng này xảy ra ở phụ nữ và nam giới, nhưng nó cực kỳ hiếm. Sự phát triển bất thường của lông có thể bao phủ khắp mặt và cơ thể hoặc thành từng mảng nhỏ. Chứng này có thể gặp khi mới sinh ra hoặc trong quá trình phát triển. Hãy cùng Medplus đi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh kỳ lạ này nhé.

Các loại Hypertrichosis

Có một số loại hypertrichosis:

Triệu chứng Hypertrichosis thường gặp

Hypertrichosis thường tạo ra một trong ba loại lông – tóc:

Lông Vellus: Các nang lông cho những sợi lông này thường ngắn (dài dưới 1/13 inch, theo Tạp chí Ấn Độ về Nội tiết và Chuyển hóa). Chúng có thể nằm ở bất cứ đâu, trừ lòng bàn chân, sau tai, môi và lòng bàn tay hoặc trên mô sẹo.

Lông Lanugo: Loại lông này rất mềm và mịn, giống như lông trên cơ thể trẻ sơ sinh. Nó thường không có sắc tố. Hầu hết trẻ sơ sinh rụng lông lanugo trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Nhưng nếu đứa bé có hiện tượng hypertrichosis, lông lanugo vẫn tồn tại và có thể điều trị và loại bỏ.

Lông Terminal: Tình trạng lông tóc dài và dày, và thường rất sẫm màu.

Phụ nữ rậm lông phát triển lông cứng và sẫm màu trên cơ thể ở những nơi như mặt, ngực và lưng.

Nguyên nhân của tình trạng Hypertrichosis

Nguyên nhân của chứng hypertrichosis vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, mặc dù đây là một dạng bệnh lý về lông đang tồn tại trong xã hội chúng ta đang sống.

Một số nghiên cứu cho rằng: Mọc lông bẩm sinh có thể do sự kích hoạt lại từ các gen gây ra. Các gen gây ra sự phát triển nhiều lông ở người sơ khai đã “ngừng hoạt động” trong quá trình tiến hóa. Do một lý do nào đó mặc dù chưa rõ nguyên nhân, các gen phát triển lông tóc này “đã được kích hoạt” khi em bé còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, chứng hypertrichosis được suy luận do một số nguyên nhân như:

Tỷ lệ mắc chứng Hypertrichosis

Theo nguồn tin của JAMA Dermatology Trusted, chỉ có khoảng 50 trường hợp mắc chứng hypertrichosis này được ghi nhận. Rậm lông phổ biến hơn nhiều, ảnh hưởng đến khoảng 7% dân số nữ giới ở Hoa Kỳ.

Điều trị chứng Hypertrichosis

Chứng Hypertrichosis không có cách chữa trị và bạn không thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn dạng bẩm sinh của bệnh. Có thể giảm nguy cơ mắc một số dạng tăng hoocmôn bằng cách tránh một số loại thuốc, chẳng hạn như minoxidil.

Điều trị chứng rậm lông bằng cách loại bỏ lông bằng nhiều phương pháp ngắn hạn. Chúng bao gồm: cạo lông, nhổ lông bằng hóa chất, tẩy lông, wax lông…Tuy nhiên, tất cả các phương pháp này đều là giải pháp tạm thời. Chúng cũng có nguy cơ gây kích ứng da, gây đau đớn hoặc khó chịu. Và chưa chắc, các phương pháp điều trị này sẽ dễ thực hiện trên một số vùng lông rậm trên cơ thể bạn.

Các phương pháp điều trị rậm lông dài hạn bao gồm điện phân và ánh sáng laser, laser phẫu thuật tuyến sinh lông. Điện phân là sự phá hủy các nang lông riêng lẻ với các điện tích nhỏ. Phẫu thuật bằng laser liên quan đến việc áp dụng một ánh sáng laser đặc biệt trên một số sợi lông cùng một lúc….Mặc dù phương pháp này sẽ làm yếu gốc nang lông – cắt đứt nguồn dinh dưỡng sinh lông.

Sau một thời gian, lông sẽ rụng, có thể kéo dài vĩnh viễn với các phương pháp điều trị này, nhưng liệu trình này cần phải có thời gian điều trị và yêu cầu cơ sở sử dụng dịch vụ triệt lông cần tìm mua thiết bị máy triệt lông chất lượng, uy tín, và người điều trị cần tuân thủ đúng phương pháp triệt lông công nghệ cao kèm theo liệu trình phù hợp.

Trên là bài viết chia sẻ về bệnh chứng hypertrichosis mà bạn đã từng nghe hay gặp đến khi nhắc về việc mọc lông của con người. Đây không chỉ là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn liên quan khá nhiều về thẩm mỹ, sự tự tin …khi ai mắc phải.

Mặc dù bài viết cũng đề cập đến các biện pháp hạn chế và điều trị thẩm mỹ cho bệnh lý này, nhưng về tính triệt để vẫn không hoàn toàn và cần có thời gian. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 

Exit mobile version