Hội chứng suy hô hấp (Tên tiếng Anh: Respiratory Distress Syndrome, viết tắt là RDS) ở trẻ sinh non là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến do sinh sớm. Cụ thể, tình trạng phổi chưa phát triển là thủ phạm gây ra RDS và khiến trẻ mới sinh khó thở.
1. Phổi của trẻ sinh non
Các bộ phận hoạt động của phổi là các phế nang, các túi nhỏ nằm trong phổi. Các phế nang sẽ bơm căng lên khi chúng ta hít thở. Bên cạnh đó, chúng được bao phủ bởi các mạch máu nhỏ mang oxy từ không khí đến phần còn lại của cơ thể.
Ở trẻ sinh non, các phế nang không phải lúc nào cũng hoạt động tốt như bình thường. Một chất hóa học được gọi là chất hoạt động bề mặt thường giữ cho các phế nang mở để chúng dễ dàng lấp đầy không khí và hoạt động hiệu quả. Trẻ sơ sinh không có đủ chất hoạt động bề mặt để giữ cho các phế nang mở cho đến khi chúng gần đủ tháng. Khi các phế nang không có đủ chất hoạt động bề mặt, chúng sẽ xẹp xuống và không thể tiến hành trao đổi khí.
Tuy nhiên, phổi không bắt đầu tạo ra chất hoạt động bề mặt cho đến giai đoạn cuối của thai kỳ. Do đó, phế nang của trẻ sinh non không mở như trẻ sinh đủ tháng. Chúng phải rất vất vả mới có thể lấp đầy các phế nang khi thở và không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Tình trạng này được gọi là hội chứng suy hô hấp, hoặc RDS. Để tránh vấn đề này, các bác sĩ thường sẽ cho trẻ sinh non uống một hoặc nhiều liều chất hoạt động bề mặt tổng hợp.
Các yếu tố rủi ro
Các bé sinh non có nguy cơ mắc Hội chứng suy hô hấp cao hơn nếu:
- Một anh chị em đã được chẩn đoán mắc Hội chứng suy hô hấp
- Mẹ của em bé bị tiểu đường thai kỳ
- Em bé được sinh ra bằng cách mổ lấy thai
- Quá trình chuyển dạ xảy ra nhanh hoặc gặp khó khăn khi chuyển dạ
- Bé là trẻ sinh đôi, sinh ba, sinh tư,…
2. Các triệu chứng
Trẻ sơ sinh bị Hội chứng suy hô hấp sẽ gặp tình trạng khó thở. Cụ thể, các bé có thể phập phồng lỗ mũi khi thở, thở rất nhanh, thần sắt trông nhợt nhạt hoặc hơi xanh xám, phát ra âm thanh rên rỉ hoặc thở dài khi thở hoặc thở mạnh đến mức bạn có thể nhìn thấy xương sườn của bé khi bé hít vào.
Để chẩn đoán Hội chứng suy hô hấp, bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều xét nghiệm bao gồm chụp X-quang phổi, xét nghiệm khí máu hoặc xét nghiệm máu để loại trừ khả năng nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác.
3. Điều trị
Một số trường hợp Hội chứng suy hô hấp khá nhẹ và những trường hợp khác có thể rất nghiêm trọng. Hội chứng này được điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Thời gian: Một em bé bị Hội chứng suy hô hấp nhẹ có thể không được áp dụng biện pháp điều trị nào ngoài việc theo dõi chặt chẽ trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời cho đến khi phổi bắt đầu tạo ra chất hoạt động bề mặt.
- Hỗ trợ hô hấp: Trẻ sơ sinh bị Hội chứng suy hô hấp từ trung bình đến nặng có thể cần được trợ giúp thở hoặc cung cấp oxy cho máu. Hỗ trợ hô hấp thường có hình thức thông mũi, thở áp lực dương liên tục (CPAP) , hoặc thở máy.
- Chất hoạt động bề mặt nhân tạo: Trẻ sơ sinh bị Hội chứng suy hô hấp nặng có thể được tiêm chất hoạt động bề mặt trực tiếp vào phổi để giúp phổi luôn căng phồng trong khi chúng phát triển.
4. Hội chứng suy hô hấp có thể được ngăn chặn không?
Nếu việc sinh non là không thể tránh khỏi nhưng không phải là sắp xảy ra thì steroid được cung cấp cho người mẹ trước khi sinh có thể giúp phổi của em bé sản xuất chất hoạt động bề mặt. Steroid hoạt động tốt nhất khi chúng được tiêm từ 24 giờ đến 7 ngày trước khi sinh, vì vậy chúng không hữu ích cho mọi thai kỳ.
Xem thêm: Các phế nang và 8 bệnh lý liên quan
Nguồn: Respiratory Distress Syndrome (RDS) in Premature Babies