Hồng đậu khấu hay còn gọi là sơn khương tử, hống khấu có tác dụng táo thấp, tán hàn, tiêu thực, giải tửu độc. Dùng chữa nồn mửa, đi tả, bụng lạnh đau. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu hồng đậu khấu hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Hồng đậu khấu; Sơn khương tử; Hồng khấu
Tên khoa học: Alpinia galanga Willd.
Họ: Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)
Đặc điểm dược liệu
Hồng đậu khấu là quả của cây riềng nếp – một loại cây nhiều người đã biết qua, giống cây riềng thông thường nhưng có thân và củ to hơn.
Bộ phận dùng
Quả hồng đậu khấu
Thu hái và chế biến
Cây hồng đậu khấu được thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 10 khi quả gần chín. Trong quả thường có 3 – 5 hạt.
Quả được hái về phơi hoặc sấy khô, khi dùng cần bóc vỏ. Khi dùng làm thuốc, với củ người ta sẽ nhổ lên, rửa sạch rồi cắt bớt các rễ nhỏ và phơi khô. Với hồng đậu khấu, người ta sẽ đợi lúc quả chuyển sang màu đỏ thì sẽ thu hái và phơi trong bóng râm cho khô dần hoặc sấy khô.
Phân bố
Chưa có dữ liệu nghiên cứu.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Trong hồng đậu khấu có tinh dầu, tinh bột và chất protit, các chất khác chưa rõ.
Tính vị
Hồng đậu khấu có vị cay, tính ổn.
Quy kinh
Chưa có dữ liệu nghiên cứu.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Chưa có dữ liệu nghiên cứu.
Theo y học cổ truyền
Chỉ mới thấy dùng trong đông y; tuy nhiên ở ta ít dùng. Tác dụng táo thấp, tán hàn, tiêu thực, giải tửu độc. Dùng chữa nôn mửa, đi tả, bụng lạnh đau.
Cách dùng và liều lượng
Sắc lấy nước để uống.
Ngày dùng 5-6g.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Hiện nay chưa có bài thuốc cụ thể và chi tiết về dược liệu hồng đậu khấu, nhưng dân gian vẫn sử dụng dược liệu này để chữa trị:
- Chống viêm.
- Làm tản khí lạnh.
- Kích thích tiêu hóa thức ăn.
- Điều trị chướng bụng, nôn thổ.
- Dùng cho người uống rượu quá nhiều (giúp giải rượu).
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng hồng đậu khấu cần lưu ý: Với vị thuốc này, ta không nên uống lâu ngày vì sẽ gây tổn hại đến mắt và khiến người uống dễ nổi giận
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: