Site icon Medplus.vn

Hồng hoa – 10+ Bài thuốc hay về đau kinh, kinh bế

Theo Đông Y học, Hồng hoa có vị cay, tính ấm có tác dụng hoạt huyết khu ứ thông kinh. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, sau sanh đau bụng, đau do ứ huyết, các chứng trưng hà tích tụ, đau khớp, ban chẩn. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

hong-hoa-10-bai-thuoc-hay-ve-dau-kinh-kinh-be

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả Cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Quy Kinh

Công Năng

Công Dụng

Kiêng kỵ:

Liều dụng:

Bài thuốc sử dụng

hong-hoa-10-bai-thuoc-hay-ve-dau-kinh-kinh-be

1. Trị bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, sau sinh máu xấu không ra hết, dùng các bài:

Hồng hoa tửu: Hồng hoa 10g, sức với rượu chia 3 lần uống. Trị đau kinh.

Hồng hoa 5g, Xuyên khung, Đương qui, Hương phụ, Diên hồ sách đều 10g, sắc nước uống hoặc phối hợp với rượu Đương qui uống, trị đau bụng kinh.

Hồng hoa 3g, Ích mẫu thảo 15g, Sơn tra 10g, cho đường đỏ vừa đủ uống. Trị sau sanh máu xấu không ra hết.

2. Trị đau sưng tấy do chấn thương ngoại khoa: dùng các bài:

Hồng hoa, Đào nhân, Sài hồ, Đương qui đều 10g, Đại hoàng 8g, rượu và nước mỗi thứ một nửa sắcuống

Hồng hoa, Đào nhân, Đương qui vĩ đều 120g, Chi tử 240g, tán bột mịn trộn đều với giấm lượng vừa đủ đun nóng đắp chỗ đau.

3. Trị huyết khối ở não:

Khương Anh Như dùng Hồng hoa 50% – 15 ml(có tương đương 75g thuốc sống), gia vào 500ml glucoz 10% truyền tĩnh mạch ngày một lần, 15 ngày là một liệu trình. Trị cho 137 ca, tỷ lệ có kết quả 94,7% ( Tạp chí Y dược Sơn tây 1983, 5:297).

4. Trị bệnh mạch vành:

Vương Đại Tuấn dùng 50% dịch chích Hồng hoa cho vào dung dịch glucoz chích tĩnh mạch, nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc chích bắp, trị 100 ca. Cơn đau thắt ngực có kết quả là 80,8%, kết quả điện tâm đồ 26%, chuyển biến tốt 40%. Đối với chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch não gây đau đầu, váng đầu, hồi hộp, cũng có kết quả nhất định( Tạp chí Tim mạch 1976,4(4):265).

5. Trị loét hành tá tràng:

Hồng hoa 60g, Đại táo 12 quả cho nước 300ml, sắc còn 150ml lọc cho mật ong 60g trộn đều, mỗi ngày uống nóng 1 lần, ăn táo uống liền 20 thang. Trị 12 ca đều khỏi (1985,4:20).

6. Trị viêm da thần kinh:

Dùng dịch Hồng hoa phong bế trị 70 ca: khỏi 25 ca, tốt 35 ca, không kết quả 10 ca. Tỷ lệ kết quả 85,7% ( Tân y học 1974,5(12):609).

7. Trị các chứng đau

Dùng thứ Hồng hoa tươi gĩa vứt lấy nước cốt uống liên tục 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).

8. Ổ họng sưng tắt nghẹt

Dùng Lam hồng hoa gĩa vắt lấy nước cốt, uống 1 chén cho tới khi khỏi, nếu gặp giữa lúc mùa đông, không có Hồng hoa tươi, lấy loại tươi trộn nước cho thấm gĩa lấy nước cốt hoặc sắc uống (Quảng Lợi Phương).

9. Chứng huyễn vựng sau khi sinh, trong ngực buồn bực:

Hồng hoa 1 lượng, tán bột sắc với rượu uống. Nếu người cấm khẩu rồi thì cậy răng đổ thuốc vào gia thêm 1 tý Đồng tiện, nếu chưa đỡ thì đổ tiếp (Tử Mẫu Bí Lục).

10. Chứng nghẹn ăn không được:

Vào ngày tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5, hái lấy thứ đầu Hồng hoa, tẩm với giấm và rượu sấy khô, Huyết kiệt coi cục nào như quả dưa, hai thứ bằng nhau tán bột, bỏ bột trộn giấm rượu chưng cách thủy nuốt dần còn đang nóng (Giản tiện phương).

11. Có thai nóng quá, đến nỗi thai chết lưu trong bụng mẹ,

Hồng hoa sắc lấy nước cốt uống với một ít Đồng tiện nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

12. Phụ nữ kinh nguyệt không thông, sinh ra đau bụng, có khi ứ huyết tích lại thành khối cục đau đớn.

Hồng hoa, Diên hồ sách, Đương quy, Sinh địa,Ngưu tất, Xích thược, Ích mẫu, Xuyên khung, tùy theo đó mà phân phối quân thần tá sứ, cân chừng 3-4 lượng sắc kỹ lần lấy 2 tô rưỡi chia 3 lần uống nóng, hoặc có thể tán bột luyện mật làm hồ viên lớn bằng hạt long nhãn, lần uống 10 viên với nước sôi hoặc rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version