Site icon Medplus.vn

Hồng – Từ cây ăn quả đến vị thuốc với hàng loạt tác dụng chữa bệnh

Hồng

Hồng

Hồng một cây ăn quả thuộc họ nhà thị với sản lượng dùng để tiêu dùng trong nước. Cây còn được xem là một vị thuốc với nhiều tác dụng. Giúp chữa ho, long đờm, trị cao huyết áp,… Để hiểu rõ hơn về dược liệu này, mời bạn cùng tìm hiểu với Medplus!

Tông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Thị đinh, Hồng thị, Mác pháp, Mạy chí (Tày)

Tên khoa học: Diospyros kaki Thunb.

Họ: Ebenaceae (Thị)

Đặc điểm cây

Cây to, lá mọc so le, hình trứng hay trái xoan, gốc thuôn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt có lông.

Phân bố, sinh thái

Hồng là cây ăn quả lâu đời ở các tỉnh phía bắc từ Thanh Hóa trở ra. Cây thường trồng ở vườn nhà, vườn trang trại, ở độ cao từ 500 m trở xuống. Ở miền Nam, hồng mới được phát triển ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Các giống hồng đang được trồng hiện nay vô cùng phong phú như hồng Hạc, hồng Lạng, hồng vuông, hồng trứng.

Về đặc điểm sinh học, nhìn chung, hồng là loại cây thích nghỉ với vùng trồng có khí hậu ôn hòa. Cây rụng lá vào cuối mùa thu hay đầu mùa đông, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè. Hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Khả năng tái sinh tự nhiên từ chồi rễ mạnh.

Bộ phận dùng

Quả xanh hoặc chín. Tai hồng là thị đế, phơi hay sấy khô. Còn dùng vỏ thân, vỏ rễ.

Thành phần hóa học, tính vị

Thành phần hoá học

Quả chứa 79,6% nước, 0,8% protein, 0,2% chất béo, 0,4% chất khoáng, 19% carbohydrat, calci, phosphor, sắt, caroten, vitamin A, thiamin, riboflavin, miacin và Vitamin C.

Lá cây chứa flavonoid.

Tác dụng dược lý

Tính vị, công năng

Công dụng và những bài thuốc có Hồng

Công dụng

Thị sương (Saccharum kaki) là chất đường trong quả hồng chín, ép lấy nước hoặc khi làm mứt nước chảy ra, cô nhỏ lửa thành đường, đổ khuôn, cắt ra phơi khô dùng chữa đau bụng, họng khô, ho.

Thị tất (Succus kaki Siccatus) là nước ép từ quả hồng chưa chín, phơi hay sấy khô, được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp có kết quả tốt và thuốc cầm máu chống sung huyết ở bệnh trĩ.

Bài thuốc có Hồng

1. Chữa nấc, đầy bụng, khó tiêu

Tai hồng 8g, đinh hương 8g, sinh khương 3g, sắc chia nhiều lần uống trong ngày. Có thể thêm trần bì 4g, thanh bì 4g, bán hạ 2g.

2. Chữa đái dầm, đái nhiều về đêm

Tai hồng khô 8 – 16g thái nhỏ sắc với nước còn 50ml, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

3. Chữa nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất

Tai hồng 7 cái, hồ tiêu 7 hạt, hoắc hương 4g, sa nhân 4g, tỏi 3 nhánh, hành 2 củ, gừng 7 lát. Tất cả băm nhỏ, sắc uống chia làm 2 lần trong ngày (Nam dược thần hiệu).

4. Chữa trĩ ra máu, táo bón

Quả khô 8g, mộc nhĩ 6g, thái nhỏ, nấu chín ăn. 5.

5. Chữa lòi đờm

Quả khô đốt cháy sém, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước cơm.

6. Chữa tiêu chảy, cao huyết áp

Quả hồng xanh 30 – 40g giã nát, thêm nước, gạn uống.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu
Exit mobile version