Bà bầu bị nhức mỏi tay chân phải làm sao?
Các thống kê cho thấy, có khoảng 80% mẹ bầu mắc chứng nhức mỏi tay chân từ 3 tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng bà bầu bị nhức mỏi tay chân thông thường được coi là bình thường. Chủ yếu là do trọng lượng thai nhi thay đổi và quá trình thay đổi nội tiết tố làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng gây nên những cơn đau. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của thai phụ. Vậy bà bầu bị nhức mỏi tay chân phải làm sao?
Bà bầu bị nhức mỏi tay chân được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị nhức mỏi tay chân
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng nhức mỏi tay chân ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Tăng cân trong thai kỳ
Sau 3 tháng đầu thai kỳ, hầu hết bà bầu đều cảm nhận được bụng đang lớn dần lên, trọng lượng cơ thể lúc này cũng thay đổi đáng kể. Lúc này, các dây thần kinh, dây chằng bị nới lỏng ra để chịu được áp lực, giúp nâng đỡ cơ thể của người mẹ. Từ đó dẫn đến tình trạng nhức mỏi tay chân.
2. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất
Dinh dưỡng khi mang thai phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như trước khi có bầu, thậm chí có thể tăng cả về số và lượng nếu cần thiết. Có 3 nhóm chất quan trọng cần phải bổ sung đầy đủ để hạn chế nhức mỏi, khó chịu: Canxi, Magie và Nước.
3. Vận động sai tư thế
Bụng bầu ngày càng lớn khiến khả năng vận động của bà bầu trở nên khó khăn. Vì thế, việc đi đứng, ngủ sai tư thế, thường xuyên nằm nghiêng qua một bên là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu. Những hành động tưởng chừng như rất bình thường này có thể gây chèn ép dây thần kinh, khiến máu lưu thông đến tay, chân bị trì trệ. Đồng thời lúc này khả năng cung cấp và trao đổi oxy giữa các cơ quan kém, khiến chân tay bị đau nhức và tê mỏi.
4. Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ
Sự thay đổi hàm lượng hormone trong thai kỳ làm giãn cơ và giảm hoạt động của dây chằng cũng là nguyên nhân nhức mỏi chân tay.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị nhức mỏi tay chân
Các triệu chứng của nhức mỏi tay chân điển hình như:
Ban đầu thường chỉ là những biểu hiện nhẹ nhàng như cảm giác khó chịu, hơi nóng và nhức mỏi ở chân.
Sau đó thì bắt đầu lan dần sang các ngón chân và toàn bộ bàn chân, đôi khi cả tay cũng bị tình trạng này.
Những tình trạng nhức mỏi tay chân thường gặp ở bà bầu
- Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu.
- Cách chữa nhức mỏi chân cho bà bầu.
- Nhức mỏi chân về đêm của bà bầu.
- Đau nhức chân khi mới mang thai.
- Nhức mỏi chân về đêm khi mang thai.
- Mỏi chân khi mang thai 3 tháng đầu.
Cách điều trị nhức mỏi tay chân cho mẹ bầu
Nhức mỏi tay chân tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh tình trạng khó chịu và những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị nhức mỏi tay chân.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị nhức mỏi tay chân, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi tình trạng này kéo dài, qua nhiều ngày không thuyên giảm.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị nhức mỏi tay chân tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Tập thể dục với cường độ vừa phải. Mẹ bầu có thể đi bộ, yoga, thiền hay bơi lội để cải thiện tình trạng này.
- Nằm ngủ đúng tư thế. Bằng cách nằm kê gối gác chân lên cao để giảm áp lực lên sẽ giúp lưu thông máu và làm giảm nguy cơ sưng phù và bị cục máu đông.
- Chườm nóng. Đặt một túi chườm nóng nhỏ ở nơi bị đau nhức và lăn đi lăn lại thường xuyên để giảm các cơ nhức mỏi ở tay chân. Mẹ bầu cũng có thể chườm ở những nơi bị đau trên cơ thể bằng ngải cứu và muối.
- Massage nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bà bầu bị nhức mỏi tay chân có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nhức mỏi chân tay thông thường không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu được kiểm soát tốt mẹ bầu bị nhức mỏi tay chân hoàn toàn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác. Tuy nhiên, việc lo lắng quá mức cần thiết và những bất tiện khi bị nhức mỏi tay chân có thể khiến mẹ bầu sa sút tinh thần, chán ăn, cơ thể suy yếu. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Đôi khi, tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm khác, điển hình như tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cần khám bác sĩ để được biết chính xác.
Những lưu ý khi bà bầu bị nhức mỏi tay chân
Bà bầu bị nhức mỏi tay chân nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh nhức mỏi tay chân:
- Thực phẩm mang tính kiềm như chuối, nho, rau cải, dưa chuột, sữa bò, đậu, rong biển,…
- Thực phẩm giàu vitamin D, K như cá, lòng đỏ trứng, chất béo của sữa, rau cả, ngũ cốc, bắp cải,… các loại rau xanh, rau mầm,…
- Sữa. Trong sữa luôn có lượng canxi thích hợp để cung cấp cho cơ thể và cấu tạo xương. Dù không nên uống quá nhiều nhưng cũng nên hấp thu một lượng vừa đủ.
Bà bầu bị nhức mỏi tay chân không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị nhức mỏi tay chân không nên ăn:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Các loại chất kích thích.
- Thực phẩm có lượng đường cao.
- Các món quá mặn.
- Thực phẩm có tính axit.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị nhức mỏi tay chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị nhức mỏi tay chân trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp