Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị nhiễm sán chó phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

bà bầu bị nhiễm sán chó phải làm sao?

bà bầu bị nhiễm sán chó phải làm sao?

Bà bầu bị nhiễm sán chó phải làm sao?

Bệnh sán chó (hay còn gọi là bệnh giun sán chó mèo). Có 2 loại giun (ký sinh trùng) gây bệnh sán chó ở người là toxocara canis (ký sinh trên chó) và toxocara cati (ký sinh trên mèo). Khi nuốt phải ấu trùng giun, sán vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển đến ruột non rồi tiến đến gan. Từ đây, ấu trùng bám vào hệ tuần hoàn và hệ thống hạch bạch huyết để di trú đến nhiều bộ phận cơ thể khác như mắt, bụng, phổi, tay, chân,… Ở đó, chúng sẽ gây ra các tổn thương, thậm chí phá hủy tế bào ở bộ phận mà chúng ký sinh. Vậy bà bầu bị nhiễm sán chó phải làm sao?

Bà bầu bị nhiễm sán chó được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị nhiễm sán chó

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng nhiễm sán chó ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Các dấu hiệu khi bà bầu bị nhiễm sán chó

Các triệu chứng của nhiễm sán chó thường dễ nhận biết, điển hình như:

Ngứa ở vùng cơ thể bị nhiễm giun, sán.

Nổi mề đay, ngứa châm chích, cảm giác khó chịu kéo dài.

Ho nhiều, đau ngực.

Thường xuyên đau bụng, khó tiêu dù đã dùng nhiều biện pháp hỗ trợ đường tiêu hóa.

Sút cân dù ăn nhiều và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Thường xuyên bị sốt.

Trong trường hợp nặng, mật độ giun sán ký sinh nhiều trong cơ thể thì bệnh nhân có thể thường xuyên gặp phải hội chứng viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, đau bụng, viêm màng bồ đào và tăng bạch cầu.

Những tình trạng nhiễm sán chó thường gặp ở bà bầu

Cách điều trị nhiễm sán chó cho mẹ bầu

Nhiễm sán chó là một căn bệnh khá nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị nhiễm sán chó.

1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị nhiễm sán chó, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được chuẩn đoán chính xác, tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Cách hỗ trợ trị nhiễm sán chó tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.

Ăn uống khoa học kết hợp chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

Bà bầu bị nhiễm sán chó có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Nếu người mẹ không may bị nhiễm sán chó trong quá trình mang thai thì cũng không truyền bệnh sang cho thai nhi. Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, mẹ bầu bị nhiễm sán chó vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.

Tuy nhiên, những trường hợp nặng, không được kiểm soát tốt, có thể làm tăng tỷ lệ hư thai và sảy thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị nhiễm sán chó thường gặp nhiều tình trạng khó chịu (ngứa ngáy), sức khỏe suy yếu (sút cân, sốt, ảnh hưởng đến nội tạng,…) cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Những lưu ý khi bà bầu bị nhiễm sán chó

Đối với những mẹ bầu bị nhiễm sán chó cần lưu ý những vấn đề sau:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị nhiễm sán chó phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị nhiễm sán chó trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Exit mobile version