Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị vôi hóa nhau thai phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?

bà bầu bị vôi hóa nhau thai phải làm sao?

bà bầu bị vôi hóa nhau thai phải làm sao?

Bà bầu bị vôi hóa nhau thai phải làm sao?

Nhau thai là cơ quan trao đổi giữa mẹ và thai nhi, đảm bảo sự hô hấp nuôi dưỡng bào thai. Nhau thai còn có những hoạt động biến dưỡng và nội tiết, thực hiện vai trò nội tiết trong thai kỳ. Vôi hóa nhau thai (hay còn gọi là canxi hóa bánh nhau) là hiện tượng canxi lắng đọng giữa bánh nhau và cơ tử cung. Thông thường đây là dấu hiệu trưởng thành của thai, không đáng ngại. Tuy nhiên, trong trường hợp sự tích tụ canxi hóa bánh nhau nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy bà bầu bị vôi hóa nhau thai phải làm sao?

Bà bầu bị vôi hóa nhau thai được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị vôi hóa nhau thai

Hiện tượng nhau thai tự nhiên bắt đầu vôi hóa như là quá trình lão hóa sinh lý bình thường của nó. Tuy nhiên, tình trạng vôi hóa nhau thai sớm ở phụ nữ mang thai có thể do:

Mức độ vôi hóa nhau thai

Thông qua siêu âm, bánh nhau được đánh giá mức độ canxi hóa với các cấp độ:

Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của nhau thai càng cao, nhưng ở mỗi người biểu hiện khác nhau, tùy mỗi người mà quá trình canxi hóa bánh nhau diễn ra nhanh hay chậm. Nhau thai vôi hóa độ 3 cho thấy, chức năng phổi đã bắt đầu hoàn thiện, em bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường.

Các dấu hiệu khi bà bầu bị vôi hóa nhau thai

Các triệu chứng của vôi hóa nhau thai điển hình như:

Có cảm giác khô miệng.

Thường xuyên cảm thấy đau đầu và hay quên.

Các cơ hơi bị co cứng.

Tiểu tiện, táo bón nhiều lần.

Chảy máu âm đạo, co bóp tử cung hoặc đau ở bụng hoặc lưng dưới.

Những tình trạng vôi hóa nhau thai thường gặp ở bà bầu

Bà bầu bị vôi hóa nhau thai có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Vôi hóa nhau thai là hiện tượng bình thường. Điều này chứng tỏ thai nhi đang lớn lên. Các trường hợp vôi hóa độ 1 ở tuần 27-28, thai nhi vẫn phát triển cân nặng tốt. Sự canxi hóa không ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của nhau thai.

Tuy nhiên, khi sự vôi hóa xảy ra sớm mới cản trở oxy và chất dinh dưỡng cho bé. Nguy cơ biến chứng vôi hóa nhau thai khi thai nhi chưa đủ tháng. Đặc biệt là ở sớm hơn 36 tuần với mức độ vôi hóa độ 3. Sự vôi hóa nhau thai càng sớm bắt đầu. Nguy biến chứng nguy hiểm xảy ra với em bé càng lớn: Cân nặng khi sinh nhỏ, xuất huyết sau sinh, suy thai,… Các mẹ cần theo dõi tránh tình trạng vôi hóa quá lâu.

Cách phòng ngừa vôi hóa nhau thai sớm cho mẹ bầu.

1. Khám thai định kỳ

Khi mang thai, sản phụ cần đều đặn đến thăm khám định kỳ ở các bác sĩ sản khoa. Đây là cách để theo dõi và kiểm soát tốt nhất tình trạng bà bầu bị vôi hóa nhau thai.

2. Không lạm dụng canxi

Việc lạm dụng canxi ở một số thai phụ sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau, gây nên hiện tượng vôi hóa nhau thai. Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi còn có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm nhô ra và rộng, động mạch chủ bị thu hẹp.

3. Cách bổ sung canxi một cách hợp lý

Mẹ bầu cần bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kỳ:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị vôi hóa nhau thai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị vôi hóa nhau thai trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

 

Exit mobile version