Humira là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu các thông tin về thuốc, cách sử dụng và liều dùng, chỉ định và chống chỉ định, một số tác dụng phụ cũng như nơi và giá bán của loại thuốc này.
Thông tin về thuốc
Ngày kê khai 27/02/2020
Ngày kê khai 27/02/2020
Đơn vị kê khai CÔNG TY TNHH ZUELLIG PHARMA VIỆT NAM
NĐ/HL 40mg/0,4ml
Dạng bào chế Dung dịch tiêm
Quy cách đóng gói Hộp 2 vỉ, mỗi vỉ chứa 1 bút tiêm và một miếng bông cồn. Mỗi bút tiêm chứa 1 bơm tiêm đóng sẵn thuốc (adalimumab 40mg/0,4ml)
Phân loại KK nhập khẩu
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Humira (adalimumab) được dùng để điều trị các trường hợp sau
- Viêm khớp dạng thấp.
- Viêm khớp tự phát tuổi thanh thiếu niên.
- Viêm khớp cột sống thể trục.
- Viêm khớp cột sống dính khớp (AS).
- Viêm khớp cột sống thể trục không có bằng chứng hình ảnh học của viêm cột sống dính khớp.
- Viêm khớp vảy nến.
- Vảy nến.
- Vảy nến thể mảng ở trẻ em.
- Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ (HS).
- Bệnh Crohn.
- Bệnh Crohn ở trẻ em.
- Bệnh viêm loét đại tràng.
- Viêm màng bồ đào.
Cách dùng – Liều lượng
Thuốc Humira được dùng bằng cách tiêm dưới da. Liều dùng thuốc được cân chỉnh dựa vào tình trạng bệnh lý và độ tuổi của từng người.
Viêm khớp dạng thấp
- Dùng 40mg/ lần/ 2 tuần
- Nên phối hợp với Methotrexate
- Có thể dùng 40mg/ lần/ tuần với những người có đáp ứng kém
Bệnh Corhn nặng
- Tuần thứ nhất: Dùng 80mg
- Tuần thứ 2: Dùng 40mg
Bệnh vảy nến
- Dùng 80mg ở liều đầu tiên
- Sau đó 1 tuần dùng 40mg trong vòng 2 tuần
- Thời gian điều trị tối đa: 16 tuần
Viêm đa khớp tự phát thiếu niên
- Dùng 40mg/ lần/ 2 tuần
- Thời gian điều trị trung bình: 12 tuần
Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc Humira với những đối tượng sau:
- Bệnh lao thể hoạt động
- Phụ nữ mang thai
- Suy tim trung bình đến nặng
- Bị nhiễm trùng nghiêm trọng (nhiễm trùng cơ hội và nhiễm trùng máu)
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Humira có thể gây ra hàng loạt các phản ứng bất lợi, bao gồm:
- Nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm vi khuẩn lao, nhiễm trùng cơ hội và toàn thân.
- Giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm toàn thể các dòng tế bào máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu vô căn và ban xuất huyết.
- Lo âu, đau đầu, giảm cảm giác, đau dây thần kinh hông, xơ cứng rải rác, thay đổi tâm lý, mất ngủ, cảm giác khác thường, đau nửa đầu, run.
- Điếc tai, chóng mặt và ù tai.
- Đỏ bừng mặt, nghẽn động mạch, phình động mạch chủ, cao huyết áp, tụ huyết và viêm tĩnh mạch huyết khối.
- Buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tụy, đau bụng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, hội chứng sicca và chứng khó nuốt.
- Nổi mề đay, nổi ban, viêm da, tăng tiết mồ hôi, sẹo, ngứa da, thâm tím, gãy móng và đổ mồ hôi vào ban đêm.
- Suy thận, loạn chức năng cương dương, suy thận và tiểu rau máu.
- Đau ngực, sưng viêm, phản ứng tại nơi tiêm và phù nề.
- Vết thương chậm lành.
- Ung thư da, u cơ quan đặc, u lành tính và u tế bào lympho.
- Tăng mức độ dị ứng và nhạy cảm.
- Mất nước, tăng lipid, tăng acid uric, giảm calci huyết, giảm phosphate huyết, giảm kali huyết, nồng độ natri trong máu thất thường, tăng đường huyết,…
- Sưng mắt, viêm kết mạc, suy giảm thị lực và viêm mi mắt.
- Loạn nhịp, suy tim sung huyết và nhịp tim nhanh.
- Bệnh phổi, khó thở, hen suyễn, ho và viêm phổi khu trú.
- Tăng men gan, sỏi mật và viêm túi mật.
- Co cơ, lupus ban đỏ hệ thống, đau xương và globin cơ niệu kịch phát.
- Chảy máu, dương tính khi kiểm tra tự kháng thể và rối loạn đông máu.
Tương tác thuốc
- Sử dụng đồng thời thuốc Humira với Abatacept và Anakinra có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy tránh sử dụng các loại thuốc này cùng lúc.
- Bên cạnh đó, Humira cũng có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Để hạn chế nguy cơ khi sử dụng, bạn chỉ nên phối hợp đồng thời các loại thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ.
Bảo quản thuốc
- Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
- Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Có thể dễ dàng mua thuốc Humira ở các nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc đật chuẩn được cấp phép hoặc tại các nhà thuốc bệnh viện trên toàn quốc.
Thuốc Humira có giá được niêm yết là 11.513.217 VND/Hộp
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời gian mà bạn mua. Tuy nhiên nếu mua được thuốc Humira ới giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế.