Site icon Medplus.vn

Hướng dẫn bạn cách sơ cứu cho 5 bộ phận trên cơ thể khi bị gãy xương

Gãy xương là tình trạng thường gặp trong đời sống hàng ngày chủ yếu là do tai nạn giao thông. Ngoài ra còn xảy ra do tai nạn sinh hoạt, lao động, thể dục, thể thao. Bị gãy xương nếu được sơ cứu kịp thì có thể hạn chế được có tổn thương thêm do di chuyển, hạn chế di lệch xương, hạn chế các tổn thương thần kinh, mạch máu. Đặc biệt trong chấn thương cột sống nếu không được sơ cứu đúng có thể gây tổn thương tủy sống dẫn đến liệt vận động. Sau đây hãy cùng Medplus tìm hiểu 5 cách sơ cứu cho 5 loại xương khi bị gãy.

Một số triệu chứng chung của gãy xương

Tình trạng gãy xương có thể gồm một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị gãy xương

Sơ cứu khi gãy xương chân

Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân.

Sơ cứu khi gãy xương tay

Sơ cứu đối với gãy xương cột sống cổ

Sơ cứu gãy khung chậu

Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, dùng gối, chăn, màn mỏng kê ở dưới gối. Buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu, băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân và băng 1 băng rộng bản ở đầu gối. Khuyên nạn nhân bất động, giảm đau, chống sốc và vận chuyển người bệnh nhẹ nhàng trên ván cứng về cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Sơ cứu chấn thương cột sống lưng – thắt lưng

Đặt nạn nhân lên một tấm ván cứng có chiều dài bằng cơ thể. Trong khi nâng nạn nhân lên cáng cố gắng đừng để cột sống bị xoắn và gấp góc. Dùng vải buộc 2 chân bệnh nhân với nhau, buộc thân người và cố định đầu bệnh nhân vào cáng. Khi vận chuyển tới cơ sở y tế, không để bệnh nhân bị dịch chuyển, người bị nghiêng.

Nguyên tắc cơ bản để xử trí gãy xương là cầm máu bên ngoài, nạn nhân bất động và kịp thời giảm đau tránh sốc. Như vậy để giúp cho bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm như sốc do mất máu, liệt tứ chi do xương gãy chèn ép tủy.

Trong quá trình vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện, người bệnh cần phải được dùng thuốc giảm đau, truyền dịch, thở oxy nếu thấy máu chảy nhiều, có dấu hiệu sốc.

Chung quy, sau khi sơ cứu nạn nhân bị tai nạn. Hãy gọi cứu thương hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được kịp thời chữa trị.

Bạn nên tự chăm sóc xương sau khi chữa trị như nào?

Trong thời gian bó bột, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi và tránh nâng vật nặng hoặc lái xe. Tránh xa những nơi có nhiệt độ cao và không nên làm ướt bột.

Nếu bác sĩ khuyên bạn nên dùng nạng, bạn hãy tìm hiểu kỹ cách sử dụng chúng sao cho đúng. Nếu bạn cảm thấy ngứa bên trong phần chi bị băng bột, bạn không nên dùng bất cứ vật gì chọt vào đó. Thay vì vậy, hãy thổi không khí mát vào khe giữa bột và da để làm dịu bớt cảm giác ngứa.

Bên cạnh đó các bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh. Các thực phẩm giàu canxi (Sữa, phô mai, rau lá xanh, đậu nành, đậu hũ và bất cứ thứ gì làm bằng bột tăng cường, các loại cá). Cũng như vitamin D, protein.

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn sức khỏe một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version