Site icon Medplus.vn

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau tăng trưởng giúp giảm đau hiệu quả

Trẻ bị đau tăng trưởng là gì? Nguyên nhân trẻ bị đau tăng trưởng

Trẻ bị đau tăng trưởng là gì?

Chăm sóc trẻ bị đau tăng trưởng là vấn đề nan giải của không ít phụ huynh. Đau tăng trưởng là hiện tượng đau nhức cơ do sự phát triển của cơ thể. Cần nhấn mạnh rằng đây không phải là bệnh và không nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Trẻ có thể tự khỏi mà không cần gặp bác sĩ. Không phải trẻ nào cũng bị đau tăng trưởng. Mức độ đau ở mỗi trẻ cũng khác nhau. Trẻ thì chỉ đau râm ran, nhưng có trẻ lại đau dữ dội mỗi khi về chiều. Áp dụng cách chăm sóc phù hợp sẽ giúp giảm thiểu những cơn đau này.

Nguyên nhân trẻ bị đau tăng trưởng

Để chăm sóc trẻ bị đau tăng trưởng tốt hơn, bạn cần hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đau tăng trưởng không làm tổn thương khu vực quanh xương hoặc khớp mà chỉ tác động vào trong cơ bắp. Vì lý do này, một số bác sĩ tin rằng đau tăng trưởng ở trẻ em có thể do các bé vận động quá nhiều. Việc chạy, leo trèo hoặc hoạt động hết công suất vào ban ngày sẽ dễ làm cho trẻ bị đau nhức ở chân vào ban đêm.

Chăm sóc trẻ bị đau tăng trưởng cần nhận biết những dấu hiệu đặc trưng

Đau tăng trưởng tập trung diễn ra ở cơ bắp thay vì các khớp. Hầu hết thời gian, bé sẽ cảm thấy cơn đau xuất hiện tại bắp đùi trước, ở bắp chân hoặc phía sau đầu gối. Thông thường, cả hai chân trẻ nhỏ đều sẽ đau.

Khớp bị ảnh hưởng bởi các bệnh nghiêm trọng hơn sẽ có dấu hiệu sưng, đỏ, đau hoặc có cảm giác ấm nếu chạm vào. Trong khi đó, khớp của trẻ nhỏ đang bị đau đau tăng trưởng sẽ có biểu hiện bình thường.

Đau tăng trưởng ở trẻ em bắt đầu diễn ra vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ. Thế nên, đôi lúc bé có thể không thể cảm thấy cơn đau này diễn ra do đang say giấc nhưng đến khi thức dậy, con yêu sẽ tỏ ra khó chịu bởi sự nhức mỏi ở 2 chân. Tin tốt cho bạn là đau tăng trưởng thường biến mất vào buổi sáng.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau tăng trưởng giúp giảm đau hiệu quả

Không có hình thức điều trị cụ thể cho tình trạng đau tăng trưởng ở trẻ em. Mặt khác, những cơn đau này không gây ra những vấn đề khác và chúng không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con yêu. Tình trạng sẽ giảm nhẹ dần trong vòng một hoặc hai năm.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo những mẹo nhỏ để giúp con yêu cảm thấy thoải mái hơn, bao gồm:

Massage chân cho bé

Đa phần trẻ nhỏ thường có phản ứng tích cực khi được massage nhẹ nhàng. Một số bé khác lại thích được bố mẹ ôm hoặc âu yếm để giảm bớt cơn đau. Do đó, bạn hãy massage chân cho bé.

Chăm sóc trẻ bị đau tăng trưởng bằng cách chườm nóng

Nhiệt độ cao có thể giúp làm dịu cơn đau ở cơ bắp. Bạn hãy chườm nóng cho bé trước khi đi ngủ hoặc khi con tỏ ra khó chịu do đau chân. Việc cho trẻ tắm nước ấm trước lúc lên giường cũng có thể giúp ích.

Tập luyện co giãn

Hãy khuyến khích bé thực hiện những động tác kéo căng các cơ ở chân vào ban ngày để giúp ngăn ngừa cơn đau vào ban đêm.

Chăm sóc trẻ bị đau tăng trưởng có thể dùng thuốc giảm đau

Nếu con tỏ ra quá khó chịu, bạn có thể cho bé sử dụng thuốc giảm đau có hoạt chất ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuyệt đối không để bé uống aspirin do nguy cơ mắc phải hội chứng Reye. Đó một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến việc dùng aspirin ở trẻ nhỏ.

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Bố mẹ cần nhớ rằng cơn đau tăng trưởng chỉ xuất hiện ở cả hai chân. Chỉ đau ở một chân có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. Khi bé có những triệu chứng sau đây, hãy đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn:

Mặc dù đau tăng trưởng ở trẻ em không liên quan đến bệnh tật nhưng chúng vẫn khiến bé yêu khó chịu. Do vậy, bố mẹ hãy động viên và trấn an con. Tình trạng này sẽ qua đi khi trẻ lớn lên.

Lời kết

Chăm sóc trẻ bị đau tăng trưởng tập trung vào việc làm dịu các cơ bắp. Ngoài việc mát-xa, vận động vừa phải cũng giúp co giãn cơ bắp rất tốt. Điều này sẽ làm kìm hãm các cơn đau. Ngoài ra, bạn cũng đừng nên để bé bị căng thẳng. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version