Site icon Medplus.vn

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết tại nhà bạn nên biết

Trẻ bị dị ứng thời tiết có sao không? Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị dị ứng thời tiết có sao không?

Chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết là một việc làm lâu dài. Đây là tình trạng có thể đi theo trẻ suốt cả cuộc đời. Do đó, bạn cần biết phương pháp chăm sóc đúng và dạy lại cho bé tự chăm sóc bản thân. Hiện tượng dị ứng thường xảy ra khi trẻ được 2 tháng tuổi. Dấu hiệu phổ biến nhất là viêm da, khiến da nổi mẩn đỏ và rất ngứa. Thật may mắn là bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó lại khiến bé khó chịu một thời gian. Một số trẻ có thể tự khỏi khi lớn lên trong khi số khác phải học cách sống chung với bệnh.

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thời tiết

Để chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết hiệu quả, bạn cần hiểu được nguyên nhân gây bệnh.

Dị ứng thời tiết có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Đặc biệt, bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ thể phản ứng với sự thay đổi thất thường của thời tiết. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng có thể là do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết tại nhà

Chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết bằng cách tắm và dưỡng ẩm

Tắm cho trẻ bằng nước ấm. Bạn không nên tắm nước quá nóng cho trẻ vì sẽ khiến khô da, da trẻ bị kích ứng nhiều hơn.

Dùng kem dưỡng ẩm, sữa tắm, xà phòng,… thành phần dịu nhẹ cho bé. Không dùng sản phẩm của người lớn vì các sản phẩm này có độ pH không phù hợp với da của bé.

Tùy theo mức độ viêm da dị ứng thời tiết cho trẻ mà có thể vệ sinh da cho bé từ 1–3 lần/ngày. Nếu trẻ viêm da nặng, nên tắm cho trẻ 3 lần kết hợp ngâm mình 15-20 phút để giảm ngứa, giúp da mau lành.

Mẹ nên bôi kem dưỡng da cho trẻ để bảo vệ làn da trẻ không bị mất thêm độ ẩm và cung cấp lại lượng ẩm đã hao hụt trong khi tắm.

Chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết bằng cách giảm tác nhân gây ngứa và kích ứng

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, mẹ hãy cắt móng tay cho bé thường xuyên hơn. Trẻ càng gãi da càng bị kích ứng và sưng tấy.

Chườm khăn ướt, lạnh lên vùng da tổn thương trong 5-10 phút để giảm ngứa cho bé.

Tránh hóa chất trong chất tẩy rửa, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da.

Đóng cửa sổ sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc phấn hoa hay côn trùng gây dị ứng. Qua đó, các triệu chứng dị ứng sẽ ngừng phát triển và dần mất đi.

Giặt sạch, phơi khô quần áo của trẻ dưới ánh nắng mặt trời.

Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ?

Thông thường, mẹ chỉ cần áp dụng những biện pháp này bé sẽ nhanh hồi phục. Nếu bệnh của trẻ không thuyên giảm mà còn nặng hơn là dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn, virus. Mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết

Chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết cần kiêng món gì?

Thực phẩm chứa axit béo omega 6

Omega-6 có thể thúc đẩy sản xuất prostaglandin trong cơ thể. Làm tăng phản ứng viêm khi bị dị ứng thời tiết. Để không làm bệnh tình nặng hơn thì trẻ nên hạn chế tiêu thụ chất này.

Các thực phẩm chứa omega 6 bao gồm: Dầu bắp, thịt gà, khoai tây…

Thịt bò và sữa bò

Thịt bò và sữa bò đều chứa các chất có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của dị ứng là Casein và một số loại protein huyết thanh. Chúng có thể khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhiều hơn.

Trứng gà

Thống kê cho thấy, có khoảng 1,5% trẻ em bị dị ứng sau khi ăn trứng gà. Nguyên nhân bắt nguồn từ một loại protein lạ tập trung chủ yếu ở lòng trắng trứng. Điều này có nghĩa là việc ăn trứng gà trong thời gian bị dị ứng thời tiết có thể thúc đẩy phản ứng dị ứng bùng phát mạnh hơn.

Tôm, cua

Các loại hải sản có vỏ cứng được xếp vào nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất. Chúng chứa nhiều protein và histamin có thể làm tăng cơn ngứa và các phản ứng toàn thân ở người bị dị ứng thời tiết.

Chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết cần ưu tiên các loại thực phẩm này

Thực phẩm giàu omega 3 

Chế độ ăn được bổ sung lượng lớn omega 3 có thể giúp giảm nguy cơ bị dị ứng với thời tiết. Chất này cũng được xác định là có đặc tính chống viêm tự nhiên. Giúp giảm viêm da do dị ứng thời tiết.

Sữa chua

Probiotic là những vi khuẩn sống thân thiện có lợi cho đường ruột. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích tiêu hóa, tăng cường sự trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Trong khi đó, sữa chua lại là một trong những thực phẩm dồi dào Probiotic nhất. Người bị dị ứng thời tiết duy trì thói quen ăn mỗi ngày 1 – 2 hũ sữa chua còn bổ sung vitamin B12, C, D và kẽm có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm thiểu những tác hại của sự thay đổi thời tiết tới sức khỏe.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C vốn là một chất chống oxy hóa hoạt động mạnh mẽ trong việc giảm viêm da do dị ứng. Nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung vitamin C với liều lượng hợp lý sẽ giúp làm giảm lượng histamin được giải phóng và thúc đẩy quá trình phân hủy histamin được nhanh hơn.

Do vậy, khi xây dựng thực đơn, người bị dị ứng thời tiết không nên bỏ qua các thực phẩm giàu vitamin C như: Ớt chuông, đu đủ, cam, quýt, súp lơ, dâu tây, chanh…

Phòng ngừa trẻ bị dị ứng thời tiết

Chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên phòng bệnh cho trẻ.

Vào thời điểm chuyển mùa, mẹ nên hạn chế cho bé ra ngoài nhiều để tránh trẻ tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.

Lời kết

Chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết quan trọng nhất là giữ môi trường sống thoáng mát. Ngoài ra, cần chú ý bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Sức đề kháng tốt sẽ khiến các triệu chứng dị ứng bì kìm hãm. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version