Site icon Medplus.vn

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ho có đờm không cần dùng thuốc

Trẻ bị ho có đờm có sao không? Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm

Trẻ bị ho có đờm có sao không?

Chăm sóc trẻ bị ho có đờm thường không phức tạp và có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhiều bố mẹ muốn con nhanh chóng khỏi bệnh thường cho trẻ uống thuốc. Tuy nhiên, thuốc tây đôi khi không phải phương pháp trị bệnh duy nhất. Nếu có thể, hãy tránh dùng thuốc càng nhiều càng tốt. Ho có đờm là biểu hiện của một số bệnh hô hấp. Đây thường là triệu chứng nhẹ và có thể không cần đi bệnh viện. Tuy nhiên, nếu bệnh có kèm các triệu chứng khác như thở khò khè hoặc ho ra máu, sốt thì không được xem thường.

Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm

Để tiện việc chăm sóc trẻ bị ho có đờm, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh. Có nhiều lý do để xảy ra tình trạng này. Bao gồm:

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ho có đờm không cần dùng thuốc

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc. Nước muối giúp làm mềm chất nhầy trong mũi của trẻ bị ho đờm để loại bỏ nó.

Để sử dụng, bạn hãy thực hiện thao tác theo hướng dẫn trên chai để giúp con dễ chịu hơn. Nếu bé không chịu được việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, bạn hãy cho con ngồi trong bồn nước ấm để giúp thông mũi và làm mềm chất nhầy.

Tuy nhiên, so với việc ngồi bồn nước ấm thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý tiện dụng hơn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này trước khi bé đi ngủ hoặc vào lúc ban đêm, khi bé thức dậy giữa những cơn ho.

Chăm sóc trẻ bị ho có đờm bằng cách cho trẻ uống nhiều nước

Một trong những lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa dành cho mẹ khi được hỏi trẻ bị ho có đờm phải làm sao là hãy cho bé uống nhiều nước.

Giữ nước cho cơ thể bé là yêu cầu quan trọng khi con bị ho. Bởi điều này giúp cơ thể trẻ chống lại các yếu tố gây bệnh và giữ cho đường thở của bé thông suốt. Nếu con không uống sữa, bạn hãy tích cực bổ sung các loại chất lỏng khác như soup, canh, nước ép trái cây,…

Cho con ngậm mật ong

Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên có thể làm dịu cơn đau họng và chống lại nguy cơ nhiễm trùng cho cả người lớn và trẻ em.

Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy hòa 1 muỗng cà phê mật ong vào nước ấm để bé uống trực tiếp cho đến khi cơn ho giảm hẳn. Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh nguy cơ ngộ độc.

Chăm sóc trẻ bị ho có đờm bằng cách kê cao đầu cho bé khi ngủ

Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên nằm ngủ với bất kỳ chiếc gối nào. Điều này được lý giải là do lúc đó, xương cổ của con chưa cứng cáp, nằm gối cao có thể làm tổn thương xương cổ. Vậy với những trẻ bị ho đờm nhưng dưới 18 tháng tuổi thì mẹ phải làm sao?

Chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyên mẹ nên nâng cao một đầu của nệm bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn dưới nệm. Sau đó đặt đầu bé ở phía được kê lên cao.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé giảm ho và nghẹt mũi. Khi mua máy tạo độ ẩm, bạn hãy chọn loại máy làm ẩm không khí lạnh vì nó an toàn hơn cho trẻ. Hơn nữa, loại máy này cũng có thể làm ẩm không khí ấm. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất để làm chậm sự tích tụ khoáng chất bên trong máy.

Vào ban đêm, bạn hãy cho máy chạy ở nơi bé ngủ. Khi sử dụng vào ban ngày, hãy để máy ở nơi bé sinh hoạt nhiều nhất.

Chăm sóc trẻ bị ho có đờm bằng cách sử dụng tinh dầu

Với trẻ bị ho đờm, một số loại tinh dầu có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm ho khi được khuếch tán vào không khí.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng tinh dầu để giảm ho cho con, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nguyên nhân là vì không phải tất cả các loại tinh dầu đều an toàn cho bé. Hơn nữa, mỗi bé cần được sử dụng tinh dầu với liều lượng thích hợp.

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Có thể thấy, trẻ bị ho đờm thường xuyên xuất phát từ việc hệ miễn dịch suy yếu nên dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên bổ sung thêm sản phẩm thảo dược nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Thực đơn giúp việc chăm sóc trẻ bị ho có đờm thêm hiệu quả

Cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, nhiều nước và dễ tiêu hóa như:

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, kẽm và sắt như:

Bổ sung nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng như:

Dùng mật ong hàng ngày giúp kháng viêm, kháng khuẩn đường họng làm giảm cơn ho.

Dùng bạc hà hoặc giấm táo có thể làm thông đường thở, giảm tiết dịch nhầy.

Phòng ngừa trẻ bị ho có đờm

Bên cạnh việc chăm sóc trẻ bị ho có đờm, việc phòng ngừa cũng nên được bố mẹ ưu tiên.

Lời kết

Chăm sóc trẻ bị ho co đờm chủ yếu cầm giữ ấm và vệ sinh mũi thật kỹ cho trẻ. Nếu trong vòng 3 ngày, bệnh không thuyên giảm, bạn cần cân nhắc đưa trẻ đến bệnh viện. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích đến bạn đọc. Chúc gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version