Site icon Medplus.vn

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị kém hấp thu hiệu quả trong thời gian ngắn

Trẻ bị kém hấp thu có sao không? Nguyên nhân trẻ bị kém hấp thu

Trẻ bị kém hấp thu có sao không?

Chăm sóc trẻ bị kém hấp thu không phải là điều dễ dàng. Đây là một bệnh nội khoa xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Việc xác định chính xác nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăm sóc. Tuy nhiên, bạn không thể tự mình chẩn đoán cho trẻ mà cần có sự phối hợp của bác sĩ chuyên môn. Nhiều người tự ý mua các thực phẩm bổ sung cho trẻ dùng. Điều này không hoàn toàn xấu nhưng có thể nó không đem lại tác dụng như mong muốn. Một số phụ huynh còn cho trẻ dùng nhiều loại thực phẩm bổ sung khác nhau. Điều này dĩ nhiên là không tốt cho cơ thể non nớt của trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị kém hấp thu

Để giúp việc chăm sóc trẻ bị kém hấp thu được hiệu quả, bố mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân. Bạn cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở sở chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn. Theo nghiên cứu, có 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kém hấp thu ở trẻ:

  1. Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu cân bằng
  2. Chế độ ăn uống không khoa học
  3. Loạn khuẩn đường ruột
  4. Thiếu vi chất
  5. Thiếu enzyme
  6. Do bệnh lý

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị kém hấp thu hiệu quả trong thời gian ngắn

Chăm sóc trẻ bị kém hấp thu bằng cách hạn chế các thực phẩm gây khó tiêu

Do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu mẹ thường xuyên cho con ăn những thực phẩm gây khó tiêu. Khi bị khó tiêu, các niêm mạc ruột đang bị tổn thương, kéo theo việc suy giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.

Những thực phẩm gây khó tiêu cho trẻ là:

Bạn cần hạn chế trong thực đơn các thực phẩm này để giúp con nhanh thoát khỏi chứng kém hấp thu.

Chăm sóc trẻ bị kém hấp thu bằng cách bổ sung dinh dưỡng hợp với lứa tuổi

Mẹ cần cân bằng lại các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày sao cho hợp với độ tuổi của trẻ. Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đủ chất và đa dạng, cung cấp năng lượng cần thiết theo nhu cầu hoạt động của trẻ, giúp bé phát triển toàn diện. Mẹ hãy trẻ ăn nhiều rau (ăn rau lá sẽ tốt hơn là các loại củ) để trẻ dễ tiêu hóa, tăng hấp thu.

Chăm sóc trẻ bị kém hấp thu bằng cách khắc phục chứng táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ xuất phát từ chế độ ăn ăn ít chất xơ và uống không đủ nước và không đi đại tiện theo đúng giờ. Trẻ kém hấp thu lại gặp chứng táo bón sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Táo bón làm tích tụ chất độc trong ống tiêu hóa khiến cho tình trạng kém hấp thu của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Để bé tăng cường khả năng hấp thu và không bị táo bón, mẹ nên bổ sung thêm rau củ quả, cho bé uống thêm nước hoa quả tươi.

Chăm sóc trẻ bị kém hấp thu bằng cách tăng cường vận động

Hoạt động thể chất rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ. Mẹ hãy cho trẻ vận động thường xuyên bằng các môn như: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội… để kích thích các cơ và tuyến giáp hoạt động, tạo cảm giác thèm ăn, tăng cường sức đề kháng, cải thiện công suất làm việc của hệ tiêu hóa, đảm bảo khả năng hấp thu dưỡng chất ở trẻ, giảm lượng calo dư thừa tích tụ lại thành mỡ.

Chăm sóc trẻ bị kém hấp thu bằng cách bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành những Axit lactic, Acetic, Butyric, cùng hàng loạt vitamin, axit amin, men, hormon, có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ tốt hơn.

Phòng ngừa trẻ bị kém hấp thu

Việc chăm sóc trẻ bị kém hấp thu đôi khi có thể kéo dài dù áp dụng đúng cách. Vì vậy, để giúp bé có cuộc sống khỏe mạnh, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh cho bé. Những điều bạn nên làm bao gồm:

Lời kết

Chăm sóc trẻ bị kém hấp thu cần sự kiêng nhẫn của bố mẹ. Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc thể trạng mỗi bé. Vì vậy, bạn không nên nôn nóng mà hãy theo dõi những biểu hiện từng ngày của bé. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version