Site icon Medplus.vn

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm amidan đơn giản ngay tại nhà

Trẻ bị viêm amidan có sao không? Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan

Trẻ bị viêm amidan có sao không?

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan đúng cách không phải phụ huynh nào cũng biết. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, dù trẻ có sức đề kháng tốt cũng có nguy cơ mắc phải. viêm amidan gây ra những triệu chứng như đau họng kéo dài. Trẻ bị viêm amidan lâu ngày sẽ rất khó nuốt thức ăn. Từ đó, trẻ trở nên biếng ăn và cuối cùng là bị suy dinh dưỡng. Một số trường hợp viêm amidan nặng thậm chí dẫn tới nhiễm khuẩn máu, viêm hệ hô hấp và viêm cầu thận.

Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan

Dựa trên nền cấu trúc giải phẫu, người ta nhận thấy amidan có nhiều khe và hốc. Do đó, đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như:

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm amidan đơn giản ngay tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ bị amidan để hỗ trợ quá trình điều trị. Hầu hết các trẻ được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng phục hồi sau khoảng 7 – 14 ngày.

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan bằng việc cho trẻ nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là điều cần thiết cho trẻ bị viêm amidan. Lúc này bạn nên khuyến khích trẻ nằm nghỉ trên giường. Tránh tình trạng chảy nhạy quá mức khiến thân nhiệt tăng và mệt mỏi.

Ngoài ra việc nghỉ ngơi trong thời gian điều trị sẽ góp phần hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh cho những trẻ khác. Khi trẻ nghỉ ngơi, bạn cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ như sốt, khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ, ớn lạnh hoặc co giật. Nếu phát sinh những triệu chứng, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan bằng cách cho trẻ uống nhiều nước và dùng máy tạo độ ẩm

Nhiễm trùng ở amidan khiến cơ thể dễ mất nước và mệt mỏi. Vì vậy bạn nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Bạn có thể sử dụng sữa, nước ép trái cây và rau xanh để bù nước và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ.

Ngoài ra trẻ bị viêm amidan dễ gặp phải tình trạng khô họng và mũi. Gây khó khăn khi thở và nuốt thức ăn. Do đó phụ huynh có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc và cải thiện các triệu chứng nói trên.

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan bằng cách chế biến các thực phẩm lỏng, mềm

Tình trạng sưng viêm ở amidan gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ nhỏ. Điều này có thể khiến trẻ quấy khóc và lười ăn. Để giảm áp lực lên amidan, đồng thời cải thiện triệu chứng khó nuốt và đau họng khi ăn, bạn nên chế biến món ăn lỏng và mềm như súp, cháo, canh,…

Trong thời gian trẻ mắc bệnh, nên tập trung bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng và có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch được củng cố và tăng trưởng, tình trạng nhiễm trùng và viêm ở amidan sẽ nhanh chóng bị ức chế.

Dùng nước ấm để giảm đau

Cho trẻ uống nước ấm có thể làm giảm triệu chứng đau ở cổ họng. Ngoài ra nhiệt độ ấm từ nước còn có khả năng làm giảm tình trạng khô rát và khó chịu.

Khi cho trẻ uống nước ấm, bạn nên thêm ¼ thìa muối để tăng tác dụng sát trùng và kháng khuẩn. Ngoài ra, bạn có thể pha nước mật ong, chanh và gừng ấm để làm dịu niêm mạc cổ họng và ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan bằng nước đá để giảm viêm

bạn có thể cho trẻ uống nước đá để làm giảm nóng và sưng ở cổ họng. Tuy nhiên chỉ sử dụng lượng đá vừa phải, tránh dùng quá nhiều khiến nước lạnh và gây viêm họng.

Ngoài ra, nước đá dễ gây ra bệnh cảm lạnh. Vì vật nên tránh cho trẻ uống nước đá vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ.

Giữ vệ sinh cho trẻ

Việc giữ vệ sinh cho trẻ có tác dụng hạn chế vi khuẩn lây nhiễm sang cho người khác. Đồng thời ngăn chặn tình trạng vi khuẩn di chuyển sang các cơ quan khác của cơ thể.

Bạn nên hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay trước và sau khi ăn. Sử dụng các vật dụng như khăn tay, chén, bàn chải,… riêng để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Khi trẻ đi ra ngoài – đặc biệt là đến những nơi công cộng, nên cho trẻ đeo khẩu trang để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh.

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan bằng cách bổ sung vitamin

Vitamin là thành phần cần thiết để duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Bạn nên bổ sung vitamin cho trẻ để tăng cường sức đề kháng và ức chế các vi khuẩn gây bệnh.

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin bao gồm: quýt, cam, táo, lựu, bơ, khoai lang, sữa chua,… Tránh cho trẻ dùng các thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu,… vì dễ gây kích ứng niêm mạc cổ họng và amidan.

Thực đơn giúp việc chăm sóc trẻ bị viêm amidan thêm hiệu quả

Rau diếp cá

Rau diếp cá là một loại rau phổ biến trong vườn nhà của bất kỳ gia đình nào. Nó được coi là gia vị cho nhiều món ăn ngon. Rau diếp cá có vị chua, tính bình, chứa nhiều chất kháng thể có công dụng đặc biệt trong chống lại vi khuẩn, virus tấn công bé bị viêm amidan.

Rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, có nhiều tác dụng như:

Trong rau chân vịt chứa nhiều vitamin và các khoáng chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe. Mẹ tham khảo một số món ăn từ rau chân vịt giúp bé tăng khẩu vị như canh rau chân vịt, sinh tố rau chân vịt,…

Chuối

Chuối là loại quả chứa nhiều protein và các chất cần thiết  hỗ trợ bé chống lại bệnh tật. Trong đó có các chất chống oxy hóa, hỗ trợ tái tạo và hình thành các mô tế bào trong cơ thể.

Ăn chuối chín mỗi ngày cho bé lượng dinh dưỡng dồi dào. Tránh được các bệnh tiêu hóa, kích thích ăn ngon.

Sữa chua

Sữa chua cũng là một món ăn mà trẻ nhỏ yêu thích bởi có vị ngọt, mềm mịn dễ ăn. Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Sữa chua chứa nhiều protein và chất béo có lợi, bồi bổ cơ thể để giúp bảo vệ cơ thể bé.

Bạn nên lưu ý các thành phần của sữa chua bởi một số thành phần có thể gây dị ứng với bé.

Phòng ngừa trẻ bị viêm amidan

Bên cạnh việc chăm sóc trẻ bị viêm amidan đúng cách, việc phòng ngừa cũng rất quan trọng. Để phòng ngừa bệnh viêm amidan, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:

Lời kết

Chăm sóc trẻ bị viêm amidan cần bố mẹ phải kiên nhẫn và dịu dàng. Trẻ bị bệnh vốn đã rất khó chịu do cơn đau hành hạ. Vì thế, đôi khi trẻ tỏ ra cáu gắt cũng là điều bình thường. Bố mẹ cố gắng bồi bổ cho trẻ bằng những thực phẩm phù hợp. Cơ thể khỏe mạnh thì bệnh cũng nhanh chóng được đẩy lùi. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version