Site icon Medplus.vn

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm xoang đúng cách và hiệu quả

Trẻ bị viêm xoang có sao không? Nguyên nhân trẻ bị viêm xoang

Trẻ bị viêm xoang có sao không?

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang luôn là nỗi lo của không ít phụ huynh. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ tuy thấp nhưng mức độ nguy hiểm lại cao hơn người lớn. Khi bị viêm xoang, trẻ sẽ thường xuyên bị chảy mũi kèm theo đau đầu. Các cơn đau đầu thường bị nhầm tưởng với những bệnh thông thường. Do đó, đến khi cơn đau đầu đã quá dữ dội trẻ mới được đi khám. Nguy hiểm hơn, nếu để lâu, bệnh sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Nguyên nhân trẻ bị viêm xoang

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang tốt bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.

Các xoang có cấu trúc là những khoang trống, được bao phủ bởi lớp niêm mạc, có vai trò rất quan trọng. Chúng không chỉ giúp làm nhẹ khối xương mặt, lọc và làm ẩm không khí vào mũi mà còn còn giúp cộng hưởng âm thanh, tạo cho mỗi người giọng nói đặc trưng.

Khi trẻ mắc bệnh cảm lạnh hoặc dị ứng thì đường mũi và các mô lót xoang bị sưng viêm gây bít tắc, đồng thời tiết ra nhiều chất nhầy. Chất nhầy bị mắc kẹt trong xoang, ứ đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng phát triển, gây viêm nhiễm và sinh ra dịch mủ. Dịch mủ đặc tích tụ không thoát ra được gây bít tắc, tạo áp lực lên xoang, gây đau nhức. Dịch mủ chảy xuống họng cũng dễ khiến bé bị nhiễm trùng ở họng và cảm thấy khó chịu, ho liên miên.

Viêm xoang ở trẻ thường bắt đầu từ các bệnh lý như:

Hướng dẫn chăm sóc trẻ viêm xoang đúng cách và hiệu quả

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang bằng cách vệ sinh mũi họng sạch sẽ

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang bằng cách chú ý chế độ ăn

Khi nào nên đưa trẻ bị viêm xoang đi gặp bác sĩ?

Bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy con có những dấu hiệu sau:

Các thực phẩm hỗ trợ khi chăm sóc trẻ bị viêm xoang

Củ cải

Củ cải giúp chống tắc nghẽn trong các xoang, chống nghẹt mũi và giảm những cơn đau đầu do viêm xoang.

Củ cải trắng và củ cải đỏ đều hoạt động như một phương thuốc tự nhiên giúp thông mũi, chống virus và kháng khuẩn. Vì củ cải rất giàu vitamin C nên có tác dụng hỗ trợ chữa cảm lạnh thông thường hoặc cúm.

Có rất nhiều món ăn được chế biến từ củ cải như salad, sandwich, canh, súp…

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang không nên bỏ qua món cá

Cá hồi (hoặc cá trích, cá thu, cá nục) giàu omega–3 có công dụng chống sưng viêm. Ngoài cá hồi còn có bắp cải, mè, một số loại hạt như hạt hướng dương… Đây là các thực phẩm giàu omega-3 có nguồn gốc thực vật.

Dứa (thơm)

Dứa rất giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc khỏi bị tổn hại. Các enzyme trong dứa cũng làm sạch xoang và giảm viêm.

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang hãy nhớ đến tỏi

Tỏi sống có chất giúp giảm đau tạm thời. Không chỉ cải thiện triệu chứng viêm xoang, nó còn giúp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả các bệnh về đường hô hấp dẫn đến viêm xoang (như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng) nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống oxy hóa.

Phòng ngừa trẻ bị viêm xoang

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang đúng cách là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chủ động phòng bệnh cho trẻ.

Sau khi đi từ bên ngoài trở về nhà hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, hãy dùng nước muối sinh lý để xịt hoặc rửa mũi, súc họng cho trẻ nhằm giữ độ ẩm và làm sạch đường hô hấp. Nước muối sinh lý có bán rộng rãi tại các nhà thuốc.

Giữ tay sạch, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống

Rửa tay sạch, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là thói quen phụ huynh cần tập cho trẻ. Do chúng ta thường dùng tay cầm nắm đồ vật, bắt tay, dụi mắt… nên tay không sạch thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống cũng giúp trẻ đỡ bị ảnh hưởng của những nhân tố gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp dẫn đến viêm xoang.

Không để nước từ bên ngoài lọt vào xoang

Tránh nhảy ùm xuống nước khi đi bơi, tránh để bị sặc nước, bơi lội quá lâu trong hồ bơi. Nước từ môi trường ngoài thường có nhiều vi khuẩn hoặc hóa chất, khi lọt vào trong xoang dễ gây viêm nhiễm.

Lời kết

Chăm sóc trẻ bị viêm xoang quan trọng nhất là giữ cho đường hô hấp luôn sạch sẽ. Đặc biệt, không để trẻ ở trong môi trường có độ ẩm cao quá lâu. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version