Chè khoai dẻo có xuất xứ từ Đài Loan đang được giới trẻ Việt Nam rất ưa thích. Bát chè hấp dẫn với hương vị ngọt ngào, dẻo dai, thưởng thức một lần là nhớ mãi. Cùng Medplus học ngay cách chế biến nhé!
1. Nguyên liệu cần thiết cho món chè khoai dẻo
- 200g khoai lang ruột tím
- 200g khoai lang ruột vàng
- 340g bột năng
- 50g đường
- 170ml nước cốt dừa
- Vừng rang
2. Cách chọn mua nguyên liệu đúng chuẩn
Khi mua khoai lang, nếu cầm khoai lên thấy nặng tay, cứng, không bị dập. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Cẩn thận khi thấy khoai có màu đen hoặc bị rỗ là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được, dấu hiệu cho thấy khoai lang đã hỏng.
3. Các bước nấu chè khoai dẻo
3.1 Sơ chế khoai lang nấu chè khoai dẻo
Khoai lang tím và vàng mang rửa sạch, loại bỏ phần vỏ cắt thành từng khoanh đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút cho khoai chín.
3.2 Nghiền khoai
- Cho khoai lang tím ra một cái bát, dùng thìa nghiền nhuyễn. Đổ 160g bột năng vào và trộn đều.
- Làm tương tự với khoai lang ruột vàng cùng với phần bột năng còn lại.
3.3 Chia bột khoai thành từng phần nhỏ
Nhào nặn bột khoai thành từng viên tròn nhỏ.
3.4 Luộc bột khoai
- Đặt một nồi nước lên bếp đun sôi, thả lần lượt từng viên khoai luộc chín.
- Chuẩn bị trước một bát tô nước lọc để khi khoai dẻo chín thì dùng muôi thủng vớt ra thả vào bát nước cho khoai không bị dính.
Lưu ý: Nên luộc từng loại khoai một đề không bị lẫn màu. Và cách nhận biết khoai đã chín hay chưa là thấy những viên khoai dẻo nổi lên là đã chín.
3.4 Làm nước cốt dừa chè khoai dẻo
- Cho 170ml nước cốt dừa cùng với 1 lít nước vào nồi, thêm đường và khuấy đều đun sôi.
- Hòa 20g bột năng còn lại với một chút nước. Khi nước cốt dừa sôi thì cho phần bột năng vào khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh.
3.5 Cho khoai dẻo vào nồi nước cốt dừa
- Khi nước cốt dừa sôi ta cho lần lượt các viên khoai dẻo vào và đun sôi trở lại
- Cho chè khoai dẻo ra bát và rắc lên trên ít vừng rang là hoàn thành chè khoai dẻo.
4. Ăn khoai lang đúng cách
4.1 Không ăn khi đói
Khoai lang chứa nhiều tinh bột nhưng không giống như gạo. Nếu đói bụng mà bạn ăn khoai lang sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày. Các chất có trong khoai sẽ kích thích nêm mạc gây cảm giác đầy bụng, ợ chua cực khó chịu. Với người bị bệnh tiểu đường nên tuyệt đối tránh xa khoai lang khi đang đói vì nó sẽ làm chiều hướng của bệnh thêm xấu đi.
4.2 Không ăn khoai để quá lâu
Nhiều người khi mua thường thích khoai lang để lâu ngọt hơn khoai lang mới đào. Vì khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, ăn nhiều đường vào cơ thể cũng không tốt nên bạn đừng cố tình để khoai lang dự trữ thật lâu rồi mới ăn. Hơn nữa, khoai lang để lâu tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa độc tố, có thể gây nôn mửa, đau bụng…
4.3 Không ăn nhiều vào buổi tối
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược a-xít, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém. Vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Thời điểm ăn khoai tốt nhất là ăn vào bữa trưa. Bởi sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5h mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này.
Bát chè khoai dẻo ngọt mát nhất định sẽ làm xiêu lòng cả nhà trong những ngày hè oi bức. Vậy bạn còn chần chờ gì mà không làm thử ngay để chiêu đãi cả nhà chứ. Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn hay ho, bạn nhớ cập nhật Medplus thường xuyên nhé!
Xem thêm công thức nấu ăn từ khoai lang:
- Bữa cơm ngày hè thêm hấp dẫn với khoai lang xào ngũ sắc
- Khoai lang phô mai đút lò thơm phức ngon khó cưỡng
- Cách nấu canh khoai lang hầm xương ngọt bùi cho bữa cơm thêm ngon
- Học cách làm khoai lang chiên bơ giòn ngon, hấp dẫn
Nguồn: Tổng hợp