Site icon Medplus.vn

Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Có những biểu hiện như thế nào?

Nhiều người tưởng rằng chỉ tăng huyết áp mới gây tai biến mạch máu não, nhưng thực tế, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu tuột huyết áp có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp

1. Huyết áp thấp là gì?

Bệnh huyết áp thấp đề cập đến tình trạng áp lực vận chuyển máu của tim thấp hơn đáng kể so với chỉ số huyết áp trung bình (khoảng 120/80mmHg). Đây có thể dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề nguy hiểm xảy ra ở tim, thận, tuyến giáp và hệ thần kinh thực vật…

Lúc này, các mao mạch có thể co lại, khiến thể tích máu của người bệnh giảm nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra huyết áp thấp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp như:

Ở một số bệnh nhân, huyết áp thấp có thể có liên quan đến một vấn đề khác như:

Ngoài ra, những người không nằm trong các trường hợp trên cũng có thể bị huyết áp thấp. Người cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc huyết áp thấp hơn những người trẻ. Huyết áp thấp cũng là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Một số trường hợp, huyết áp có thể giảm đột ngột. Trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể là:
biểu hiện của chứng huyết áp thấp

3. Triệu chứng, biểu hiện của chứng huyết áp thấp

– Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.

– Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân.

– Suy giảm khả năng tình dục.

– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.

– Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.

– Ngất: xảy ra nhanh, mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim rồi phục hồi nhanh chóng.

– Truỵ mạch: xảy ra đột ngột, ý thức lơ mơ, huyết áp hạ, mạch nhanh, nhỏ. Thường gặp ở các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, bệnh tim mạch giai đoạn nặng.

– Sốc: xảy ra từ từ, mạch nhanh, huyết áp hạ, trán vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh.

– Đột tử: là tình trạng không có huyết áp, không mạch. Không hồi phục mặc dù cấp cứu hồi sức tốt.

Người bị huyết áp thấp thường có các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, tức ngực, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, có lúc thoáng ngất, khó tập trung, dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn,…

Những bệnh nhân này khi bị tụt huyết áp cấp tính, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.

Trong tình trạng trên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận…thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4. Dấu hiệu huyết áp thấp cần được quan tâm

Tùy thể trạng sức khỏe, người bệnh có mức độ tụt huyết áp khác nhau. Không nên bỏ qua dấu hiệu huyết áp thấp dễ nhận biết để có giải pháp phòng ngừa.

– Giảm ham muốn tình dục, da khô, nhăn nheo, xuất hiện tình trạng rụng tóc.

– Đầu óc choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mệt lả, buồn nôn, có thể choáng ngất.

– Mạch nhanh, huyết áp hạ, người ra nhiều mồ hôi nhưng toàn thân ớn lạnh, đặc biệt là tay chân lạnh, dễ nổi cáu.

– Làm việc nặng nhọc, sau khi leo cầu thang thường khó thở, tức ngực, thở dốc.

– Ngất: trạng thái ngừng thở, ngừng tim, mất ý thức xảy ra trong thời gian ngắn, hồi phục nhanh khi có tác động từ bên ngoài hoặc cơ thể tự phục hồi.

– Truỵ mạch: thường gặp ở bệnh nhiễm độc, nhiễm trùng, bệnh tim mạch giai đoạn nặng, xảy ra nhanh, đột ngột, huyết áp hạ, mạch nhỏ và nhanh.

– Đột tử: là tình trạng không mạch, không huyết áp, không có khả năng hồi phục mặc dù công tác cấp cứu hồi sức được thực hiện tốt.

Khi phát hiện dấu hiệu huyết áp thấp nên đi khám càng sớm càng tốt, tránh để lâu ngày khiến bệnh diễn biến trầm trọng, để lại những hậu quả khó lường.

5. Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Các triệu chứng huyết áp thấp thông thường như chóng mặt, hoa mắt và mệt mỏi rất dễ làm tăng rủi ro chấn thương vật lý do té ngã. Bên cạnh đó, nếu huyết áp thấp không được điều trị hoặc kiểm soát tốt ngay từ đầu, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là tim và não, sẽ không nhận đủ oxy cũng như dưỡng chất cần thiết. Điều này khiến hàng loạt chức năng bị suy giảm, đồng thời gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp?

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của huyết áp thấp, nhưng bạn chỉ thực hiện sau khi đi khám bác sĩ:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version