Site icon Medplus.vn

Huyết dụ – Dược liệu công hiệu ” đánh bay” nỗi lo về bệnh Trĩ

huyet du - Medplus

Theo Đông y, cây huyết dụ có tính mát, vị nhạt nhưng hơi đắng giúp bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ rất tốt, có tác dụng chữa bệnh trĩ, rong kinh, …. Hôm nay Medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Huyết dụ, Long huyết, Thiết thụ, Phất dũ, Chổng đeng (Tày), Co trường lậu (Thái), Quyền diêu ái (Dao).

Tên khoa học: Cordyline fruticosa (L.) Goepp

Họ: Asteliaceae.

1. Đặc điểm dược liệu

Cây huyết dụ là loại cây mọc theo khóm. Lá cây có màu đỏ, tím. Lá có hình dạng dài và không có nhiều gân.

Có hai loại cây huyết dụ, một loại lá đỏ cả hai mặt lá. Loại còn lại, lá chỉ đỏ một mặt, mặt kia có màu xanh lục. Cả hai loại cây huyết dụ này chỉ khác về màu sắc.

Cây huyết dụ thường mọc thấp sát đất, không mọc cao như những loại cây thân gỗ, cây ăn quả.

2. Phân bố

Cây huyết dụ thường được trồng để làm cảnh ở công viên, khuôn viên,… Ở Việt Nam, cây có thể mọc dại và phân bố ở khắp ba miền.

3. Bộ phận dùng

Lá cây.

4. Thu hái

Thu hái quanh năm. Nên hái lá đã trưởng thành, tươi tốt, không sử dụng lá non.

5. Chế biến

Thường dùng để làm thuốc.

6. Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hoá học

Chưa rõ. Chỉ mới thấy sắc tố anthoxyanozit

2. Tính vị

Theo Đông y, cây huyết dụ có vị nhạt, tính mát, không độc.

3. Tác dụng dược lý

Theo Đông y, cây huyết dụ có những tác dụng như:

Từ những tác dụng dược lý trên, huyết dụ có thể điều trị được các bệnh như:

4. Liều dùng, cách dùng

Liều lượng dùng dược liệu cây huyết dụ còn tùy thuộc vào bài thuốc và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, người dùng không nên dùng số lượng lớn hoặc lạm dụng. Các chuyên gia đông y khuyên rằng, chỉ nên dùng từ 20g – 30g huyết dụ ở dạng tươi, hoặc 8g – 6g ở dạng khô.

Tốt nhất, người dùng nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền.

Lá cây huyết dụ thường được dùng để làm thuốc bằng các cách như: dùng khô (phơi khô sắc uống), dùng tươi (nấu tươi).

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa kiết lỵ

Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 20g rau má tươi, 12g cỏ nhọ nồi. Sau khi rửa sạch, để ráo, hãy giã nát, cho thêm một chút nước vào. Lược bỏ xác, lấy nước cốt. Uống thuốc 2 lần/ngày.

2. Bài thuốc chữa sốt xuất huyết

Chuẩn bị 20g huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g trắc bá sao đen. Sắc các nguyên liệu trên thành 1 thang thuốc. Một thang thuốc uống 2 – 3 lần trong ngày.

3. Dùng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ hiệu quả

a/ Trĩ Nội

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Các bước điều chế thuốc:

b/ Trĩ Ngoại

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

20 gam lá huyết dụ tươi, bản to và 200ml nước sạch.

Cách thực hiện bài thuốc:

Rửa sạch lá và phơi dưới nắng tốt trong 45 phút, sau đó vò nhẹ lá rồi búi tròn lại rồi cho vào nồi nấu với nước. Nấu với lửa nhỏ cho đến khi nước sắc lại còn 100ml thì đạt chuẩn. Mỗi ngày, người bệnh dùng 50ml nước lá sau mỗi bữa ăn chính, sau 2 tuần sẽ cảm thấy búi trĩ nhỏ lại và đỡ đau hơn.

4. Bài thuốc chữa ho ra máu, chảy máu cam

Chuẩn bị 30g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g trắc bá diệp đã sao cháy. Sắc tất cả các nguyên liệu với nước lọc. Uống thuốc 2 – 3 lần trong ngày.

5. Bài thuốc chữa chứng rong kinh, băng huyết

Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 8g rễ cỏ gừng, 10g đài hoa mướp, 10g rễ cỏ tranh. Thái nhỏ các nguyên liệu trên, rồi sắc với 300ml nước, cô đặc còn 100ml. Uống thuốc trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Khi dùng lá huyết dụ, người dùng nên chú ý một số điều sau đây:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version