Site icon Medplus.vn

7 nguyên nhân khiến huyết trắng có màu xanh, bạn đã biết?

Huyết trắng có màu xanh có thể là dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh phụ khoa thường gặp ở phái nữ. Vì vậy, bài viết sau đây Medplus đã tổng hợp các nguyên nhân và cách phòng tránh cũng như cải thiện các triệu chứng của bệnh khi phát hiện tiết huyết trắng có màu xanh. 

7 nguyên nhân khiến huyết trắng có màu xanh

1. Huyết trắng là gì?

Huyết trắng hay còn gọi là khí hư hoặc dịch tiết âm đạo, là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới. Huyết trắng có nhiệm vụ: giữ ẩm âm đạo, bôi trơn khi quan hệ, giúp tinh trùng dễ dàng gặp trứng để thụ thai,…

Dịch âm đạo ở nữ giới thông thường có màu trắng trong tương tự như lòng trắng trứng, không có mùi hay có thể có mùi hơi tanh. Khi dịch âm đạo có sự thay đổi về tính chất, màu sắc như huyết trắng có màu nâu, thì đây có khả năng là dấu hiệu cho thấy chị em phụ nữ đang mắc một số chứng bệnh phụ khoa hiểm nguy nào đó.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, chị em không cần lo lắng. Có trường hợp sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn.

Huyết trắng thường xuất hiện ở phái nữ từ tuổi dậy thì cho đến mãn kinh. Khi huyết trắng thay đổi màu có thể là do các yếu tố sinh lý như đến kỳ kinh nguyệt, dùng thuốc tránh thai hoặc cũng có thể do một số bệnh lý phụ khoa là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi màu sắc cũng như mùi của huyết trắng.

2. Huyết trắng có màu xanh – nguyên nhân là gì?

Huyết trắng có màu xanh đôi khi là do nguyên nhân sinh lý, trong một số trường hợp khác có thể là do các bệnh phụ khoa gây nên.

Thông thường, huyết trắng có màu trắng đục hoặc trắng sữa, đôi khi có thể hơi ngả vàng và không có mùi hôi. Trường hợp huyết trắng có màu xanh kèm theo mùi hôi và các triệu chứng ngứa, sưng tấy vùng kín, đau khi quan hệ thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau:

2.1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo có thể gây ra huyết trắng có màu xanh

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do sự mất cân bằng của vi khuẩn hoặc âm đạo nhiễm trùng. Viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida, trùng roi Trichomonas, vi khuẩn yếm khí, kỵ khí gây ra các triệu chứng của viêm âm đạo là ra khí hư màu xanh, không có mùi, âm đạo sưng đỏ và ngứa ngáy

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc xịt, xà phòng thơm, thuốc tẩy âm đạo cũng là nguyên nhân gây viêm âm đạo dẫn đến tình trạng ra huyết trắng màu xanh.

2.2 Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung chủ yếu do biến chứng của thủ thuật nạo phá thai không an toàn, hậu sản, đặt dụng cụ tránh thai dẫn đến huyết trắng có màu xanh đặc như mủ, có thể vón cục, đau bụng dưới, mệt mỏi.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường biểu hiện ở các triệu chứng như khí hư ra nhiều, có màu trắng đục hoặc vàng xanh kèm theo mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, bệnh có thể gây chảy máu âm đạo sau quan hệ hoặc giữa chu kỳ kinh nguyệt; đau vùng xương chậu, vùng eo; đau bụng hoặc lưng, tiểu nhiều, tiểu buốt.

2.3. Viêm phần phụ

Viêm phần phụ bao gồm viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, viêm dây chằng rộng do nhiễm nấm gây hiện tượng huyết trắng có màu xanh nhạt kèm theo ngứa ngáy vùng kín.

Bệnh thường xảy ra ở những người giữ vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, xuất hiện biến chứng sau sinh đẻ. Viêm phần phụ thường xuất hiện sau các bệnh như viêm tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo…

Dấu hiệu của bệnh này là huyết trắng có màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi tanh khó chịu dạng đặc hay lỏng thậm chí đôi khi còn có mủ kèm theo. Ngoài ra, bệnh còn có một số dấu hiệu như tạo các cơn đau âm ỉ ở phần bụng dưới; kinh nguyệt rối loạn xuất huyết bất thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài…

2.4. Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc phủ toàn bộ mặt trong của tử cung có thể do nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ sau sảy thai, sinh đẻ do sản dịch bị ứ đọng và không thoát ra ngoài được hoặc do còn sót rau thai.

Bệnh thường bắt đầu sau 2 – 3 ngày kể từ khi đẻ hoặc sảy thai với các dấu hiệu đầu tiên là huyết trắng có màu xanh nhạt có mủ, có thể lẫn máu, có mùi hôi. Vùng bụng dưới đau âm ỉ, các cơn đau tăng dần kèm theo sản dịch. Bệnh thường kèm theo sốt nhẹ khiến người bệnh khó chịu, đau đầu, chóng mặt.

2.5. Bệnh lậu

Lậu là bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn, lây truyền qua đường tình dục, khi có các hoạt động tình dục ở cả nam và nữ qua các con đường khác nhau như miệng, âm đạo, hậu môn với người đã nhiễm bệnh. Căn bệnh này cũng có nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

Ở nữ, các triệu chứng của bệnh tương tự với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như tăng tiết dịch âm đạo với huyết trắng có màu xanh vàng đặc hoặc vàng kèm theo mùi hôi, đau bụng dưới khi quan hệ, tiểu buốt…

2.6. Viêm vùng chậu

Huyết trắng có màu xanh là triệu chứng của viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu thường có các dấu hiệu như khí hư ra nhiều có màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi tanh hôi khó ngửi, vùng bụng dưới quặn thắt nhẹ, nếu nặng hơn sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ. Kinh nguyệt bất thời, lượng máu kinh nhiều, đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị, bệnh sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như thai ngoài tử cung, vô sinh hiếm muộn, viêm màng bụng mãn tính…

2.7. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng huyết trắng có màu xanh không mùi hoặc có mùi xuất hiện còn do một số nguyên nhân khác như:

3. Cách phòng tránh và cải thiện tình trạng ra huyết trắng màu xanh

phương pháp cải thiện tình trạng ra huyết trắng màu xanh

Việc ra huyết trắng màu xanh mà nguyên nhân chính từ các bệnh phụ khoa thì cần được theo dõi và thăm khám. Dưới đây là một số cách phòng tránh và cải thiện tình trạng viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa:

1. Vệ sinh vùng kín đúng cách. Luôn dùng khăn mềm lau vùng kín và lau từ trước ra sau để tránh viêm nhiễm từ các vi khuẩn lây lan ở hậu môn.

2. Luôn giữ vùng kín khô thoáng và sạch sẽ.

3. Lựa chọn trang phục phù hợp, đồ lót thoáng khí, thấm hút và không bó sát. Thay đồ lót khi tiết dịch nhiều hoặc ẩm ướt.

4. Lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Tránh sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm và các hóa chất chuyên dành cho vị trí khác để tẩy rửa âm đạo. Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo.

5. Cần thay băng vệ sinh thường xuyên trong chu kỳ kinh, ít nhất là sau 4 giờ 1 lần để hạn chế vi khuẩn sinh sôi.

6. Quan hệ tình dục an toàn, thực hiện các biện pháp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.

7. Uống nhiều nước, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

8. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, sắp xếp thời gian làm việc, ngủ nghỉ khoa học.

9. Sử dụng nước rửa phụ khoa để vệ sinh vùng kín hàng ngày. Nước rửa vệ sinh có công dụng làm sạch, giữ vệ sinh “cô bé”, ngăn ngừa vi khuẩn gây nấm ngứa và mùi hôi vùng kín. Những loại nước rửa vệ sinh được khuyến cáo dùng là:

1. Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena

2. Dung dịch vệ sinh Lá Trầu Không I’m Nature

3. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Amusecos Secret White Cream Rose Oil

Bài viết trên là những nguyên nhân khiến cho huyết trắng có màu xanh và một số cách phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng viêm nhiễm, các triệu chứng của bệnh phụ khoa mà bạn nên biết.

Khi phát hiện tình trạng huyết trắng có màu hoặc mùi bất thường, kèm theo các triệu chứng của bệnh phụ khoa, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có liệu trình điều trị hợp lý, an toàn.

Nguồn tham khảo: Huyết trắng có màu xanh: Nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Exit mobile version