Site icon Medplus.vn

Khám phá các Công Dụng quý của lá [Sầu Đâu] mà ít người biết đến

khamphacongdunglasaudaumaitnguoibietvoh3 20190919142902 - Medplus

Lá sầu đâu (tên tiếng Anh là neem) được xem là loại thảo dược tốt cho đường huyết, giúp cải thiện lưu thông máu, và đồng thời có tác dụng chữa các bệnh về da. Hãy cùng Medplus tìm hiểu thêm về loại dược liệu này nhé !

A. Thông tin Về Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Xoan rừng, Sầu đâu cứt chuột, Nha đảm (tử), Sầu đâu rừng

Tên khoa học: Brucea javanica (L.) Merr. – Rhus javanica L.

Họ: Simarubaceae

1. Đặc điểm Dược Liệu

Cây sầu đâu rừng nhỏ, cao độ 1,60 đến 2,5m, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xẻ lông chim không đều, 4 – 6 đôi lá chét. Hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm xim.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây sầu đâu rừng mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảnh Bình, Quảng Trị, Huế… đâu cũng có. Chưa được tổ chức trồng. Nhưng ngay với nguồn mọc hoang dại, hiện nay mỗi năm tổ chức tốt, ta cũng có thể thu mua được 3 – 5 tấn. Quả chín hái về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất, không phải chế biến gì khác. Quả khô bảo quản hàng 10 năm gần như không hỏng và không giảm tác dụng. Mùa thu hái từ tháng 8 đến tháng 12.

3. Bộ phận dùng

Cây sầu đâu là cây đến từ Ấn Độ. Vỏ cây, lá, hạt, rễ, hoa và quả được dùng để làm thuốc.

B. Công dụng và liều dùng Dược Liệu

1. Thành phần Dược Liệu

Hạt: chứa tới 4,5% dầu, dầu này chứa các chất đắng nimbin, nimbinin và nimbidin. Nimbidin là hoạt chất chứa sunfua.

Cụm hoa: chứa một glucozit nimbosterin (0,005%) và 0,5% tinh dầu, nimbosterol, nimberetin và axit béo.

Hoa: chứa một chất đắng, một chất dầu kích thích đắng.

Quả: chứa một chất đắng bakayamin.

Vỏ thân: chứa 0,04% nimbin, 09,001% nimbinin và 0,4% nimbidin; 0,02% tinh dầu.

2. Công dụng của Dược liệu đối với sức khỏe

Lá sầu đâu được khoa học chứng minh có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh. Từ xưa, người Ấn Độ đã dùng để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Bên cạnh đó,  còn có thể trị được các bệnh như tiểu đường, chứng ngứa âm hộ, mụn nhọt, ghẻ, bệnh nướu răng và các vấn đề về gan…

Các nghiên cứu cho thấy, lá sầu đâu rất hiệu quả trong việc giảm bớt nồng độ glucose trong cơ thể. Nó cho phép tuyến tụy tiết insulin, khiến lượng đường trong máu được kiểm soát trong mức cho phép.

Các nước Ấn Độ, Mỹ, Hà Lan, Nhật,… đã điều chế sản xuất lá thành các dạng thuốc (dạng viên) để chữa loét bao tử, bệnh đường ruột, sán lãi,… hoặc các dạng trà thuốc, dạng kem và các mỹ phẩm thoa da chữa ghẻ, mụn nhọt, lang ben, hắc lào, xà bông tắm sát khuẩn ngoài da,… Nước sắc của lá còn dùng để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, chữa viêm khớp.

C. Bài thuốc trị Tiểu Đường và bệnh Da Liễu

Bài 1: Trị đau nhức và bệnh ngoài da

Dùng 100g lá sầu đâu ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 24 giờ, sau đó thêm 100g dầu dừa, chưng cách thủy trong 3 giờ. Bạn sẽ thu được dầu xanh lục dùng để xoa bóp trị đau nhức và trị bệnh ngoài da (mụn nhọt, sưng…).

Bài 2: Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường có thể dùng 5 – 10 lá sầu đâu tươi hoặc phơi trong mát cho héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày. Nước thuốc có vị rất đắng như sau khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt.

Bài 3 : Làm đẹp da

Nhờ giàu vitamin C, lá sầu đâu thường được xem là thảo dược giúp điều trị các vấn đề về da chẳng hạn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, vết thâm, nám và ngăn ngừa lão hóa da. Loại lá này còn được sử dụng để điều trị bệnh nấm da như lác đồng tiền ở chân và tay.

Người dân Ấn Độ thường xuyên sử dụng lá sầu đâu để có một làn da thật khỏe mạnh, mềm mại và sáng. Bạn có thể xay lá sầu đâu thành bột để làm mặt nạ dưỡng da hoặc thuốc bôi ngoài da.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu

1. Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ nghiêm trọng khi bạn dùng sầu đâu có thể bao gồm:

2. Đối tượng cần lưu ý trước khi sử dụng dược liệu

Đối với trẻ em. Dùng hạt sầu đâu hoặc dầu để uống không an toàn cho trẻ em. Các phản ứng phụ nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi dùng dầu sầu đâu.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Dầu và vỏ cây sầu đâu không an toàn khi uống trong thai kỳ vì có thể gây sẩy thai. Không có đủ thông tin việc sử dụng cây sầu đâu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Dùng trong phẫu thuật. Bạn nên ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

 

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Sầu Đâu cũng như một số bài thuốc hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version