Tán sỏi nội soi ngược dòng là một trong những phương pháp trị sỏi thận hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có một số ưu và nhược điểm nhất định.
Tán sỏi nội soi ngược dòng hay nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi thường được chỉ định cho người sỏi thận hoặc người bị đau khi đi tiểu. Tuy nhiên, những ai có thể thực hiện được phương pháp này? Và những nguy cơ mà bạn có thể gặp phải khi thực hiện nội soi sỏi thận này là gì? Tất cả sẽ được làm rõ qua bài viết sau đây.
Khi nào bạn cần làm tán sỏi nội soi ngược dòng?
Bác sĩ thường chỉ định nội soi tán sỏi ngược dòng khi bạn bị sỏi thận trong niệu quản.
Sỏi thận là những chất rắn được hình thành từ khoáng chất và muối trong nước tiểu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị phương pháp nội soi sỏi thận này nếu nghi ngờ bạn có polyp, khối u hoặc mô bất thường ở trong đường tiết niệu.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng rọ/kìm gắp sỏi để lấy sỏi, polyp hoặc mẫu mô (sinh thiết) để xét nghiệm.
Bạn cũng có thể cần làm các xét nghiệm khác nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các vấn đề liên quan, bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán nhiễm trùng.
- CT scan để chẩn đoán sỏi thận, xác định kích thước và vị trí của chúng.
- MRI cung cấp hình ảnh chi tiết về thận, bàng quang và các cơ quan khác.
Những ai có thể làm thủ thuật này?
Bác sĩ thường chỉ định nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi để phá vỡ sỏi cho các đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai
- Những người rất béo phì
- Những người có vấn đề đông máu.
Lợi ích và rủi ro
Phương pháp nội soi tán sỏi có thể giúp bác sĩ:
- Quan sát rõ hơn về đường tiết niệu của người bệnh
- Loại bỏ hoặc phá vỡ sỏi thận
- Lấy mẫu mô đáng ngờ để sinh thiết
- Thông thường, bạn có thể về nhà ngay trong ngày làm nội soi.
Do ống nội soi đi qua niệu đạo, nên phương pháp này không có vết mổ và không có các biến chứng như phẫu thuật mở. Tỷ lệ sạch sỏi của nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi là 100%.
Tuy nhiên, phương pháp này có khả năng gây chảy máu nhẹ, nhiễm trùng hoặc tổn thương niệu quản.
Ngoài ra, bạn có thể hơi khó chịu khi đi tiểu. Nếu niệu quản sưng do nội soi, bạn có thể đi tiểu khó khăn trong một thời gian.
Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này khi bạn được gây mê. Do đó, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè đưa về để đảm bảo an toàn.
Bạn cần làm gì trước khi thực hiện thủ thuật này?
Thực tế, bạn không cần phải chuẩn bị nhiều trước khi làm nội soi. Điều bạn cần làm hãy đi tiểu trước khi làm thủ thuật này.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào không nên ăn, uống và dùng một số loại thuốc để quá trình nội soi diễn ra thuận lợi.
Quá trình tán sỏi nội soi
Sau khi bạn được gây mê, bác sĩ sẽ chèn ống nội soi qua niệu đạo. Khi dây nội soi đến bàng quang, bác sĩ sẽ quan sát khu vực niệu quản có sỏi và đưa dây đến khu vực đó.
Khi đã tiếp cận được sỏi, bác sĩ sẽ tán nó bằng năng lượng laser, xung hơi hoặc que tán siêu âm. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy rọ/kìm chuyên dụng gắn ở đầu dây nội soi để lấy hết mảnh vụn sỏi ra ngoài.
Bạn nên làm gì sau khi tán sỏi nội soi ngược dòng?
Sau khi nội soi niệu quản, bạn có thể hôn mê từ 1-4 giờ trước khi tỉnh lại. Trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể đặt ống thông tiểu cho bạn.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn uống khoảng 500ml mỗi giờ trong 2 giờ tiếp theo.
Bạn có thể bị đau khi đi tiểu và thấy một chút máu trong nước tiểu trong 24 giờ tới. Sau đó, bãn sẽ không cảm giác đau đớn hay khó chịu nữa.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau và kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng. Bạn cũng có thể cần tắm nước ấm hoặc chườm khăn ướt, sạch và ấm qua lỗ niệu đạo để giảm bớt khó chịu.
Nếu bị đau nhiều, ớn lạnh hoặc sốt, hãy nói với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
Bên cạnh tán sỏi thận bằng sóng xung kích, tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp điều trị sỏi thận được các chuyên gia đánh giá an toàn, ít xâm lấn và hiệu quả tốt hơn phương pháp phẫu thuật sỏi thận mở.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Ureteroscopy
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: