Site icon Medplus.vn

Khi nào tuyệt đối không nên cho bé ăn trứng gà?

Khi nào tuyệt đối không nên cho bé ăn trứng gà?

Khi nào tuyệt đối không nên cho bé ăn trứng gà?

Khi nào mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn trứng gà? là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất trong suốt thời gian qua mà ngay bây giờ, chúng tôi xin đưa ra một vài trường hợp quan trọng mà mẹ cần phải cân nhắc thật kĩ việc nên hay không nên cho con ăn trứng bởi thay vì đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời thì nó lại phản tác dụng ngược lại.

1. Trẻ em dưới 1 tuổi

Để thúc đẩy sự phát triển của con, nhiều bà mẹ đã cho bé ăn trứng mỗi bữa ăn, ngay cả khi chúng chưa tròn 1 tuổi. Điều này tưởng là có lợi nhưng thực chất làm đem tới ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa của bé, khiến con bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí bị tiêu chảy.

Thực vậy, đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa chưa trưởng thành khiến cho sự bài tiết của các enzyme tiêu hóa gặp nhiều khó khăn . Những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không nên ăn lòng trắng trứng bởi lượng protein khó tiêu hóa có thể khiến bé dị ứng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Khi trẻ được 9 tháng tuổi mẹ có thể cho con ăn lòng đỏ trứng nhưng nên ăn từng chút một để xem bé có phản ứng gì đặc biệt không. Nếu mẹ thấy con có biểu hiện như phát ban da, nổi mề đay, nôn mửa, dị ứng thì nên dừng lại ngay.

Khi nào tuyệt đối không nên cho bé ăn trứng gà?

2. Không nên cho bé ăn trứng gà khi vừa ốm dậy

Không những trong khi ốm mà sau khi vừa ốm dậy bé cũng không nên ăn trứng. Bởi hàm lượng protein trong trứng như anbumin và ovoglobumin khi cơ thể chưa hồi phục hấp thu sẽ khiến tăng nhiệt và tăng nguy cơ bé bị ốm trở lại. Chính vì vậy, mẹ nên đảm bảo rằng con khỏe hẳn lại rồi mới cho bé ăn trứng.

3. Trẻ bị thừa cân, béo phì

Cho dù trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng hỗ trợ sự phát triển của trẻ em nhưng đối với những bé mắc bệnh béo phì thì cần hạn chế ăn nhiều trứng gà. Đó là bởi trong trứng có nhiều cholesterol và chất béo bão hòa khiến cho trẻ càng dễ bị tăng cân hơn. Khi trẻ tăng cân điều này đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh liên quan tim mạch sẽ cao hơn. Tốt nhất với những trẻ béo phì, mẹ cần tăng cường cho con ăn nhiều rau xanh và hoa quả để giảm bớt lượng mỡ thừa trong cơ thể.

4. Không nên cho bé ăn trứng gà khi đang sốt cảm

Khi trẻ bình thường thì thực phẩm này rất bổ dưỡng cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đối với bé bị sốt thì việc ăn trứng sẽ đem lại những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bé. Thực vậy, đó là do trứng có nhiều protein nên khi ăn trong khi ốm bé không giảm sốt mà còn tăng nhiệt cho cơ thể. Như vậy, ăn trứng trong khi sốt làm cho bé sốt cao và lâu khỏi hơn.

Khi nào tuyệt đối không nên cho bé ăn trứng gà?

5. Không nên cho bé ăn trứng gà khi tiêu chảy

Nhiều bà mẹ cho rằng con bị tiêu chảy sẽ bị mất dinh dưỡng nên liền tẩm bổ cho con bằng trứng gà. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi khi trẻ bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa tiết ra nhiều, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm bởi vậy việc chuyển hóa chất mỡ, đạm và đường bị rối loạn. Do đó, phần lớn các chất dinh dưỡng đều bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vậy nên, trong thời gian trẻ bị tiêu chảy thì không nên ăn trứng bởi chúng chỉ làm cho bệnh thêm trầm trọng, làm gián đoạn quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

6. Trẻ nhỏ bị tiểu đường

Những món ăn vặt như đồ chiên, rán, bánh ngọt,…thường là đồ ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi nên bố mẹ khó lòng có thể từ chối con cái của mình. Tuy nhiên, nếu để trẻ ăn nhiều đồ ngọt thì cũng khiến bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đối với trẻ bị tiểu đường ăn quá nhiều trứng sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng.

Tuy trứng có chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, hormone và các vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ nhưng nếu ăn sai cách, sai thời điểm hay ăn trong những trường hợp cấm kỵ ở trên thì vô tình khiến bé mắc phải một số căn bệnh khác không mong đợi, vì vậy các mẹ hãy ghi nhớ & hết sức chú ý nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version