Site icon Medplus.vn

Khiếm thực bắc |10+ Bài thuốc vừa trị bệnh vừa là thuốc bổ

khiem-thuc-bac-10-bai-thuoc-vua-tri-benh-vua-la-thuoc-bo

khiem-thuc-bac-10-bai-thuoc-vua-tri-benh-vua-la-thuoc-bo

Theo Đông y, Khiếm thực bắc có vị ngọt, tính bình và không độc, hơi chát, tác dụng Ích tinh khí, bổ trung, chỉ khát, làm sáng mắt, bế khí, trừ thấp. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

khiem-thuc-bac-10-bai-thuoc-vua-tri-benh-vua-la-thuoc-bo

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả Cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Quy Kinh

Công năng

Công Dụng

Liều dùng

Kiên Kỵ

Bài thuốc sử dụng

khiem-thuc-bac-10-bai-thuoc-vua-tri-benh-vua-la-thuoc-bo

1. Chữa tiêu chảy trẻ em do tỳ hư:

Bài Sâm linh Bạch truật tán gia giảm: Sơn dược, Khiếm thực, Đảng sâm, Bạch linh, Ý dĩ nhân, Trần bì đều 10g, Bạch truật, Trạch tả, Thần khúc đều 6g, Cam thảo 3g, sắc uống.

2. Chữa di mộng tinh, thần kinh suy nhược, hoạt tinh, lỵ mãn tính, viêm ruột mãn tính:

Dùng bài Thủy lục đơn:

Khiếm thực và Kim anh tử hai vị bằng nhau, tán nhỏ, thêm mật làm thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-5 g. Uống với nước nóng.

3. Trị chứng bạch đới do thấp nhiệt:

+ Dị hoàng tán: Khiếm thực, Bạch quả, Xa tiền tử đều 10g, Sơn dược 15g, Hoàng bá 6g, sắc uống hoặc làm thuốc tán.

+ Phàn thanh hoàn: Khiếm thực, Bạch linh lượng vừa đủ tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10g với nước muối nhạt.

4. Chữa tiểu đường:

Khiếm thực 30g, gan heo 80 – 120g nấu chung ăn.

5. Chữa viêm phế quản mãn tính, hư suyễn ở người già:

50g khiếm thực (đập dập), 10g táo nhân, 10g cùi hồ đào (nghiền cả vỏ), 100g gạo tẻ. Tất cả các vị thuốc cho hết vào nồi và nấu thành cháo. Thêm đường phèn cho vừa ăn. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Sử dụng với liều lượng mỗi ngày 1 thang thuốc.

6. Chữa khí nhược, thận hư, tiểu tiện đục:

15g khiếm thực, 10g phục linh, gạo tẻ lượng vừa đủ. Khiếm thực và phục linh đem giã nát rồi sắc trước với nước cho mềm ra. Cho gạo vào nấu thành cháo. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc và duy trì liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày.

7. Chữa viêm ruột mãn tính, thần kinh suy nhược:

Khiếm thực cùng kim anh tử với lượng bằng nhau. Đem dược liệu đi tán thành bột mịn rồi thêm mật vào hoàn thành viên. Mỗi lần uống đúng 4g, với tần suất 2 – 3 lần/ngày.

8. Chữa chứng đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, ăn uống kém, tỳ hư:

Khiếm thực với lượng tùy ý. Đem dược liệu đi sao vàng rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng đúng 8g, tần suất 2 lần/ngày. Uống chung với nước sắc ích trí nhân và phá cố chỉ mỗi vị 6g.

9. Chữa các chứng tiêu chảy lâu không dứt, tỳ hư bất vận, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi:

30g khiếm thực, 30g biển đậu, 30g liên nhục, 30g bạch truật, 30g phục linh, 30g sơn dược, 8g nhân sâm và 30g hạt ý dĩ. Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g pha với nước sôi ấm, có thể thêm đường để dễ uống hơn. Tần suất sử dụng 2 – 3 lần/ngày.

10. Chữa đới hạ do thấp nhiệt:

12g khiếm thực, 12g hoàng bá cùng với 12g xa tiền tử. Các dược liệu cho hết vào nồi sắc trên lửa nhỏ với 600ml nước trong 30 phút. Chia lượng thuốc thu được làm 2 lần uống trong ngày, sử dụng với liều lượng 1 thang/ngày.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version