Site icon Medplus.vn

Khoai lang phô mai đút lò thơm phức ngon khó cưỡng

Khoai lang phô mai đút lò

Khoai lang phô mai đút lò

Các tín đồ của khoai lang sẽ không thể bỏ qua công thức chế biến khoai lang phô mai đút lòMedplus sắp chia sẻ dưới đây đâu. Món khoai nướng truyền thống đã trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết khi được sáng tạo cùng bơ tỏi thơm lừng và phô mai béo ngậy.

Làm khoai lang phô mai đút lò đãi cả nhà

1. Nguyên liệu chế biến khoai lang phô mai đút lò

2. Mẹo chọn mua khoai lang ngon ngọt

  • Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được.
  • Để món ăn được ngon nhất, bạn nên chọn loại khoai có phần ruột đỏ vàng, dẻo.

3. Các bước thực hiện khoai lang phô mai đút lò

  • Khoai lang mua về rửa sạch, cắt thành khoanh tròn dày khoảng 2-3cm sau đó cho vào nồi nước sôi luộc chín.
  • Cho bơ nhạt vào lò vi sóng quay chảy sau đó cho ra trộn đều cùng với tỏi nghiền nhuyễn.
  • Khoai lang sau khi đã luộc chín thì vớt ra để ráo.
  • Cho khoai lang ra khay nướng, dùng nĩa nhấn mạnh xuống để tạo độ dẹt cho miếng khoai.
  • Tiếp đến, dùng thìa rưới đều hỗn hợp bơ tỏi lên mặt khoai và rắc lên một chút muối tiêu.
  • Bật lò ở 170 độ C trước khi nướng 10 phút để nhiệt trong lò được nóng đều. Sau đó, cho khay khoai vào lò nướng trong 15 phút thì lấy ra, rắc lên một lớp phô mai mozzarella, nướng thêm 5 phút nữa là được.
Cách làm khoai lang phô mai đút lò

4. Những sai lầm khi ăn khoai lang

4.1 Ăn quá nhiều

Những người ăn quá nhiều khoai để giảm cân sẽ dẫn đến hiện tường thiếu hụt protein. Quá nhiều chất xơ khi ăn khoai quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt

4.2 Ăn khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

4.3 Ăn cả vỏ

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

5. Những đối tượng không nên ăn khoai lang để bảo vệ sức khỏe

5.1 Người có hệ tiêu hóa không tốt

Nếu có hệ tiêu hóa không tốt, biểu hiện là thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng thì bạn không nên ăn khoai lang vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.

5.2 Người có bệnh về dạ dày

Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính dù thèm cũng không nên ăn khoai lang vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

5.3 Người đang đói

Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc hoặc nướng khoai thật chín để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.

5.4 Người bị bệnh thận

Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A… ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người bệnh thận những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Món khoai lang phô mai đút lò vậy là đã hoàn thành rồi, thật đơn giản và nhanh chóng cho một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng phải không nào. Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn hay ho từ Medplus, các bạn nhớ cập nhật Medplus thường xuyên nhé!

Nguồn: Tổng hợp

 

Khoai lang phô mai đút lò thơm phức ngon khó cưỡng

Serves: 2 người
Level: 2
Exit mobile version