Theo tài liệu Đông Y Củ Khoai Tây có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiện tỳ và tiêu viêm. Ngoài ra, Củ Khoai Tây còn làm thức ăn cho mọi nhà. Cùng MedPlus tìm hiểu về các công dụng và bài thuốc về Khoai Tây nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Khoai tây, Mằn fan (Tày)
- Tên khoa học: Solanum tuberosum L.
- Họ: Cà ( Solanaceae )
2. Mô tả Cây
- Khoai tây là một cây sống lâu do củ với những chồi của thân ngầm. Thân thẳng cao 30-80cm, mang lá kép xẻ lông chim, với lá chét to nhỏ khác nhau. Hoa mọc thành xim, màu tím hay trắng. Quả mọng hình cầu, xanh nhạt hay tím nhạt, chứa rất nhiều hạt nhỏ hình thận.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Khoai tây vốn nguồn gốc những vùng núi ở Nam Mỹ, từ lâu đời được trồng ờ Chilê và Pêru trước khi người châu Âu khám phá ra châu Mỹ.
- Vào cuối thế kỷ 16, khoai tây được di thực về châu Âu rồi từ đó phát triển dần đi khắp thế giới.
- Hiện nay ở nước ta phát triển nhiều khoai tây, chủ yếu vụ đông ở Trung Du Bắc Bộ , Đà Lạt.
Thu hoạch
- Khoai Tây phải trồng vào mùa đông, trồng khoảng 3 tháng có thể thu hoạch ( chọn ngày nặng thu )
Bộ phận dùng
- Củ và thân lá được sử dụng để làm vị thuốc.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Trong củ khoai tây có tới 78% nước, 1% muối vô cơ. Gluxit (15-20%) chủ yếu gồm tinh bột kèm theo một ít đường khử, sacaroza và pectin.
- Trong toàn cây khoai tây chứa chất solanin : Solanin có tác dụng độc hại đối với người ở nồng độ từ 20 – 25mg/100g và gây chết người ở nồng độ lớn hơn 400mg/100g
- Các acid hữu cơ, vitamin A, vitamin C, acid folic cũng được kiếm thấy trong khoai tây
- Thân Khoai tây chưa 3% tanin
B. Tác dụng dược lý
- Tác dụng giảm độ acid dịch vị: Nước ép khoaisống có tác dụng làm giảm acid do dịch dạ dày tiết ra
- Tác dụng trên ruột: Nước ép khoai sống có tác dụng làm tăng co bóp nhu động ruột, kích thích màng nhầy dạ dày và ruột
- Ăn khoai Tây luộc có tác dụng nhuận tràng nhẹ
- Tác dụng làm dịu làm mềm da: Bột khoai thường làm thuốc đắp để làm mềm dịu da
- Rutin và các flavonoid: Có tác dụng làm giảm huyết áp nhẹ.
- Solanin trong quả và mầm củ khoai tây: Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống choàng không kém gì cortison. Solanin còn làm tác dụng giảm đau. Tuy nhiên, không sử dụng tùy ý vì mang độc chất.
C. Công dụng và liều dùng
Củ Khoai Tây
Công dụng:
- Củ khoai chữa khó tiêu, đau bụng, viêm loét dạ dày, viêm tuyền nước bọt, say nắng, sốt và bỏng nhẹ.
Liều dùng:
- Liều dùng trong ngày: 10-30g hoặc hơn.
Hoa, quả và mầm củ
- Hoa khoai chữa cao huyết áp và là nguyên liệu rutin để chữa bệnh.
- Quả và mầm củ ít dùng làm thuốc vì dễ bị ngộ độc. Nhưng trong doanh nghiệp dược phẩm, chúng được chiết để lấy solanin để làm thuốc giảm đau trị đau bụng, đau nhứt xương khớp dạng viên
- Khi ăn khoai mọc mầm hay vò củ đã xanh do để ngoài ánh sáng dễ bị ngộ độc thể hiện đau bụng vùng dạ dày và ruột, nôn mửa, đái ra máu, suy giảm hô hấp và thần kinh.
Liều dùng:
- 0.05-0.10g/ngày dưới dạng thuốc viên, bột.
Ngoài ra, Khoai tây chủ yếu được dùng làm lương thực, chế tinh bột dùng trong lương thực, công nghiệp chế cồn, hồ giấy, hồ vải, công nghiệp dược phẩm.
Bài thuốc sử dụng
1. Chữa đau và viêm dạ dày
- Củ khoai mới thu hoạch rửa sạch, gọt vỏ, lấy 100g, ép kiệt lấy nước, uống trước bữa ăn nửa giờ, ngày 2-3 lần.
Cách chế biến
- Ép kiệt lấy nước, uống trước bữa ăn nửa giờ
- Ngày 2-3 lần.
2. Thuốc nhuận tràng
- Khoại Tây luộc chín, ăn 100g hoặc hơn. Có thể phối làm thuốc chữa đau và viêm dạ dày
3. Chữa đau bụng
- Vỏ củ khoai sống 10-20g
Cách chế biến:
- Sắc uống
4. Chữa say nắng nhứt đầu và sốt
- Củ khoai rửa sạch, gọt vỏ, giã đáp hoặc thái lát mỏng đặt lên tráng và thái dương.
5. Chữa bỏng nhẹ và vết thương
- Củ khoai rửa sạch, gọt vỏ, giã đáp hoặc thái lát mỏng. Dán lên vết thương hoặc giả ná
6. Viêm tuyến nước bọt
Cách chế biến
- Củ khoai mài với giấm bôi lên chỗ sưng đau.
Lưu Ý:
- Khoai tây nên để chỗ râm mát. Nếu để ngoài trời củ sẽ biến chất, ngoài vỏ xanh, trong ruột thâm, CÓ ĐỘC.
- Khi có độc sinh đau bụng, nôn mửa, …
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Khoai Tây cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam