Site icon Medplus.vn

Khỏi ngay tê thấp, cổ trướng cùng cây DÂY CHIỀU

Dây chiều

Dây chiều

A. Thông tin về Dây chiều

Dây chiều còn được gọi là: Dây tứ giác, Chạc chìu (Tày), Tích diệp đằng, Chong co (Thái), Dạt lồng nhây (Dao)

Tên khoa học: Tetracera scandens (L.) Merr., thuộc Họ thực vật: Dilleniaceae (Sổ)

Dây chiều có công dụng trong việc chữa tê thấp, ứ huyết, đau bụng, phù thũng, gan lách sưng to, bạch đới…

1. Đặc điểm của cây

Hình ảnh Dây chiều

2. Phân bố, thu hái và chế biến

3. Bộ phận dùng

Dùng rễ và thân dây.

4. Tính vị và công năng

Dây chiều có vị chua chát, tính bình; có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, thu liễm, cố tinh.

5. Thành phần hoá học

Dây chiều chứa isorhamnetin, rhamnetin, azaleatin, rhamnocitrin.

B. Công dụng và Liều dùng

1. Công dụng

2. Liều dùng

Liều dùng 10-30g dây hoặc 8-16g rễ, sắc nước uống; thường phối hợp với các vị thuốc khác.

C. Các bài thuốc trị bệnh từ Dây chiều

1) Chữa phụ nữ tích huyết, báng máu, u xơ hay gan lách sưng cứng

Dây chiều, Ngải máu đều 20g, Xạ can, Hồi, đều mỗi vị 12g, sắc uống.

2) Chữa phong thấp, gân xương đau nhức hay chân gối sưng đau

Dây chiều, Huyết giác, Tổ rồng, Tầm xuân, Kim cang, Dây đau xương, Dây chìa vôi (ngâm nước vo gạo 1 đêm), Cỏ xước hay Ngưu tất, sao vàng, mỗi vị 15-20g, sắc uống.

Hoặc dùng Dây chiều phối hợp với Dây gắm, Thổ phục linh, Cà gai leo, Dây đau xương, Ngũ gia bì.

3) Chữa nam di tinh, nữ bạch đới

Dây chiều, rễ Bươm bướm, Bạc san, Cẩu tích, mỗi vị 20g, sắc uống.

4) Chữa kiết lỵ, đau bụng, lở loét chảy nước vàng, đi ngoài ra máu

Dùng rễ sắc uống

5) Tắc kinh

Phối hợp dây chiều với rễ cây Ngộ độc.

6) Chữa đau mắt và chữa rắn cắn

Dùng dịch của dây

7) Chữa cổ trướng

Dây chiều 40g, rễ ngấy hương 20g, rễ xấu hổ 20g, hy thiêm 20g, cây sả 20g, râu ngô 10g.

Sắc uống trong ngày, dùng từ 7-10 ngày. Khi uống thuốc có thể bị nôn nao, mệt nhưng nằm nghỉ một lát là hết.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dây chiều cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version