Site icon Medplus.vn

Không chỉ phổi, COVID-19 có thể tàn phá toàn bộ cơ thể bạn!

covid 19 testing 1200x768 1 - Medplus

Theo báo cáo về các bệnh nhân mắc Covid-19 của Trung tâm y tế Irving thuộc Đại học Columbia, New York. Ngoài các triệu chứng hô hấp ban đầu như ho và sốt. Virus Corona còn tấn công hầu như mọi hệ thống chính trong cơ thể con người, trực tiếp làm tổn thương các cơ quan.

Trên thế giới hiện nay liên tục xuất hiện các chủng virus mới. Hàng ngàn người nhiễm mới mỗi ngày khiến cho việc điều trị và phòng ngừa hết sức khó khăn.

 Những triệu chứng sớm của người nhiễm corona

Những tác động của COVID-19 lên cơ thể bạn

1. Phổi

Cũng như các bệnh gây ra bởi virus Corona như MERS hay SARS. COVID-19 cũng là một bệnh về đường hô hấp. Do đó, phổi là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên.

Các triệu chứng sớm bao gồm sốt, ho và khó thở. Chúng xuất hiện ngay sau 2-14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Tuy nhiên, hiện nay đã ghi nhận nhiều trường hợp ủ bệnh với không triệu chứng đến hơn 1 tháng.

Theo báo cáo của 17.000 trường hợp mắc covid-19 tại Trung Quốc. Hơn 80% bệnh nhân chỉ mắc các triệu chứng hô hấp hoặc viêm phổi thể nhẹ. Các trường hợp còn lại có thể bị tổn thương phổi nghiêm trọng hay còn gọi là Suy hô hấp cấp (ARDS)

Nó có thể dẫn đến rò rỉ dịch phổi làm tắc phế nang, khiến phổi khó chuyển oxy từ không khí vào máu.

2. Dạ dày và ruột

Một số người mắc COVID-19 có các triệu chứng về tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn hoặc tiêu chảy. Các báo cáo trước đó cũng tìm thấy virus gây ra SARS và MERS trong sinh thiết mô ruột và mẫu phân.

Hai nghiên cứu gần đây – một trong Tạp chí Y học New England và một trên medRxiv – cho thấy rằng. Mẫu phân của một số người mắc COVID-19 cũng đã cho kết quả dương tính với virus.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không biết liệu việc lây nhiễm virut qua con đường này có thể xảy ra hay không.

3. Tim và mạch máu

COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến tim và mạch máu. Các dấu hiệu bao gồm huyết áp thấp, nhịp tim loạn và thiếu máu đến các cơ.

Theo số liệu từ các bệnh nhân ở Vũ Hán, 20% trường hợp có dấu hiệu tổn thương tim. 44% các trường hợp nặng trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) có nhịp tim không đều.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy COVID-19 khiến máu đông cục dễ dàng hơn. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này vẫn chưa rõ ràng, nhưng cục máu đông có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

4. Thận và gan

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có một ít bằng chứng cho thấy virus này trực tiếp gây ra chấn thương thận.

Theo báo cáo về các bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán, 27% trường hợp bị suy thận. Một số người đôi khi cũng bị tổn thương thận cấp tính. Điều này có thể do khi bị viêm phổi, việc ít oxy được cung cấp đến các cơ quan có thể làm hỏng thận.

Khi các tế bào gan bị viêm hoặc hư hại, chúng có thể rò rỉ lượng enzyme cao hơn bình thường vào máu. Enzyme gan tăng cao là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Triệu chứng này đã được tìm thấy ở những người mắc bệnh SARS và MERS. Một báo cáo gần đây đã tìm thấy dấu hiệu tổn thương gan ở một số người mắc COVID-19.

5. Hệ miễn dịch

Với bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bằng cách tấn công tác nhân xâm nhập. Các tế bào miễn dịch sản xuất ra các cytokine để chống lại nhiễm trùng. Nhưng nếu quá nhiều cytokine được giải phóng, nó có thể gây ra các vấn đề trong cơ thể.

Rất nhiều tác hại của COVID-19 với cơ thể chúng ta là do hội chứng nhiễm trùng huyết. Gây ra bởi các phản ứng miễn dịch phức tạp. Bản thân sự lây nhiễm có thể tạo ra một phản ứng viêm dữ dội, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều hệ thống, cơ quan.

6. Hệ thần kinh

Virus có thể gây tổn hại trực tiếp đến não, nhưng một số tác động thần kinh có thể đến từ việc điều trị.

Bệnh nhân COVID-19 có thể được đặt nội khí quản trong 2-3 tuần; 1/4 trường hợp cần máy thở trong 30 ngày hoặc hơn. Đây là những lần đặt nội khí quản kéo dài và bệnh nhân cần rất nhiều thuốc an thần.

Cách phòng chống dịch Covid-19

Trước thông tin về ca nhiễm cộng đồng mới từ bệnh nhân 416 tại Việt Nam. Người dân cần phải hết sức lưu ý và đề cao cảnh giác. Hãy thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm như trong thời gian “Giãn cách xã hội” để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh nhé!

Cập nhật thông tin về bí kíp sống khoẻ mỗi ngày tại Medplus.

Bài viết liên quan:

Nguồn: CNN, Healthline

 

Exit mobile version