Site icon Medplus.vn

[Năm 2021] Không đi làm có được hưởng bảo hiểm thai sản không?

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, người lao động có số tháng đóng bảo hiểm xã hội đủ thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Vậy nếu người lao động không đi làm thì sao? Không đi làm có được hưởng bảo hiểm thai sản không? Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm được quy định như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2021

Điều kiện hưởng chế độ thai sản mới nhất

Để trả lời câu hỏi không đi làm có được hưởng bảo hiểm thai sản không, bạn cần nắm được điều kiện hưởng chế độ thai sản trước. Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

2. Không đi làm có được hưởng bảo hiểm thai sản không?

Không đi làm có được hưởng bảo hiểm thai sản không

Không đi làm có được hưởng bảo hiểm thai sản không? Theo nội dung ở phần 1:

Người không đi làm vẫn được hưởng bảo hiểm thai sản nếu tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Trong đó:

Thời gian đóng BHXH 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con được quy định như sau:

3. Chế độ bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

Chế độ bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

3.1. Thời gian nghỉ thai sản

1. Được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai hộ có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Trường hợp khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

Lưu ý: Ngày nghỉ trên bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ hàng tuần.

3.2. Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

3.3. Mức trợ cấp chế độ thai sản cho người không đi làm

Mức trợ cấp chế độ thai sản cho người không đi làm

3.3.1. Tiền chế độ thai sản

Theo quy định tại điều 39 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, người lao động hưởng chế độ thai sản thì được nhận mức trợ cấp mỗi tháng bằng 100% bình quân của mức lương 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, với điều kiện trong 06 tháng đó người lao động phải đóng bảo hiểm.

Tiền chế độ thai sản được tính như sau:

Mức hưởng hàng tháng= 100% x Mbq6t

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

3.3.2. Tiền trợ cấp 1 lần

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản.

Tiền trợ cấp 1 lần được tính như sau:

Trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 2

3.3.3. Tiền hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

4. Kết luận

Bài viết đã trả lời câu hỏi không đi làm có được hưởng bảo hiểm thai sản không rồi. Người không đi làm vẫn được hưởng bảo hiểm thai sản nếu tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Bên cạnh đó, người không đi làm vẫn được hưởng những chế độ thai sản như những trường hợp khác như: thời gian nghỉ, tiền thai sản, tiền trợ cấp và thời gian nghỉ phục hồi sức khỏe.

Exit mobile version