Kim ngân cuộng có đoạn thân hình trụ dài 2 – 5 cm, đường kính 0,2 – 0,5 cm, vỏ ngoài màu nâu nhạt đến nâu sẫm, bên trong màu vàng nhạt, lõi xốp hoặc rỗng. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu kim ngân cuộng hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!


1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Kim ngân cuộng; Nhẫn đông nghĩa
Tên khoa học: Caulis cum folium Lonicerae.
[elementor-template id="263870"]
Họ: Cơm cháy Caprifoliaceae.
Đặc điểm dược liệu
Cây kim ngân cuộng là loại cây dây leo, thân có thể vươn dài tới 10m hoặc hơn. Cành kim ngân lúc còn non có màu lục nhạt, phủ một lớp lông mịn, khi già chuyển sang màu nâu đỏ nhạt, không có lông. Lá thường mọc đối xứng với nhau, đôi khi mọc vòng 3 lá một, có hình trứng dài, đầu hơi tù, phía cuống tròn và ngắn 2 – 3mm, cả hai mặt của lá đều được phủ một lớp lông mịn.
Hoa kim ngân cuộng thường ra hoa từ tháng 5 – tháng 8. Hoa mọc từng đôi ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 1 cuống mang 2 hoa, 2 bên lá mọc đối mang 4 hoa. Hoa kim ngân có hình ống xẻ 2 môi, môi lớn lại xẻ thành 3 – 4 thuỳ nhỏ. Phiến của tràng dài gần bằng ống tràng, lúc đầu có màu trắng, sau khi nở hoa một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng. Hoa kim ngân có điểm đặc biệt đó là có 2 màu trên một hoa, gồm hoa mới nở màu trắng như bạc và hoa nở đã lâu có màu vàng, bởi vậy mà có tên là kim ngân (kim là vàng và ngân là bạc).
Ngoài ra, cây kim ngân cuộng sinh trưởng tốt vào mùa đông, cho nên nó còn có tên là nhẫn đông nghĩa, tức là chịu đựng mùa đông. Quả kim ngân có hình trứng dài chừng 5mm
Bộ phận dùng
Lá, cành, thân của cây Kim ngân được sử dụng để làm thuốc.
Thu hái và chế biến
Thu hái: Thu hoạch cành mang lá, thân của cây kim ngân
Chế biến: Sau khi thu hoạch, loại bỏ tạp chất, sau đó cắt khúc từ 2 – 5cm và phơi trong bóng râm hoặc sấy cho đến khi khô hẳn để dùng dần.
Phân bố
Cây Kim ngân mọc hoang ở những vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
– Cây kim ngân chứa các thành phần hoá học có lợi cho sức khỏe con người như saponin và tanin.
– Hoa kim ngân chứa các hợp chất như flavonoid, carotenoid.
– Quả kim ngân giàu carotenoid.
– Lá kim ngân chứa glycosid và 8% tanin.
Tính vị
Kim ngân cuộng có vị ngọt, tính hàn
Quy kinh
Quy vào 2 kinh Vị và Phế.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Tác dụng của kim ngân cuộng trong trị mụn nhọt, lên đậu, rôm sảy, ban sởi, giang mai, tả lỵ
Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt, chữa sốt, giang mai, tả lỵ. Tuy nhiên, những người bị tỳ vị khí hư, không có nhiệt độc không nên dùng vị thuốc kim ngân cuộng.
Kim ngân cuộng có thể dùng riêng vị thuốc hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Theo các nghiên cứu thực nghiệm, kim ngân cuộng có thể được mở rộng chữa trị các trường hợp thấp khớp, viêm mũi dị ứng, và các trường hợp dị ứng khác.
Theo y học cổ truyền
Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.
Tác dụng lợi tiêu hoá, chống lỵ, hạ nhiệt,
Nước sắc từ cây kim ngân cuộng có tác dụng kháng khuẩn, thêm đường huyết, chống choáng phản vệ, đồng thời giúp chuyển hoá chất béo.
Cách dùng và liều lượng
– Cách dùng: vị thuốc kim ngân cuộng có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc rượu thuốc. Có thể dùng riêng vị thuốc hoặc kết hợp với các vị thuốc khác trong các bài thuốc chữa bệnh.
– Liều dùng: khuyến cáo chỉ sử dụng từ 4 – 6g/ngày đối với hoa kim ngân, 10 – 12g/ngày đối với cành lá kim ngân.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Kim ngân cuộng giúp tiêu độc
- Đơn thuốc: 20 gam kim ngân cuộng, 20 gam thổ phục linh, 20 gam sài đất, 12 gam cam thảo đất
- Cách dùng, liều dùng: sắc lấy nước uống. Duy trì mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc.
Vị thuốc kim ngân cuộng chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban, ban sởi, nổi mẩn
- Đơn thuốc: 30 kim ngân cuộng, 20 gam lá dâu tằm
- Cách dùng, liều dùng: sắc lấy nước uống. Duy trì 1 thang thuốc/ngày giúp bệnh mau thuyên giảm
Dược liệu kim ngân cuộng giúp trị cảm cúm
- Đơn thuốc: 4 gam kim ngân cuộng, 3 gam cam thảo đất, 3 gam tía tô, 3 gam kinh giới, 3 gam sài hồ nam, 3 gam cúc tần, 2 gam mạn kinh, 3 lát gừng
- Cách dùng, liều dùng: sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc đến khi hết cảm cúm.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng kim ngân cuộng cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn từ thầy thuốc và các y bác sĩ.


5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: