Site icon Medplus.vn

Lá dong: Vị thuốc dân gian giúp giải độc cơ thể mà bạn nên biết

La dong 2 - Medplus

Lá dong

A. Thông tin về Lá dong

Lá dong, hay còn được gọi trong dân gian bằng nhiều tên gọi khác như Dong, Cây lùn, Toong chinh. Ngoài công dụng phổ biến như là nguyên liệu chính để gói bánh, loài cây này còn được điều chế như phương thuốc trị các bệnh về nhiễm độc trong và ngoài cơ thể.

Tên khoa họcPhrynium parviflorum Roxb.

Họ: Marantaceae (Dong).

1. Mô tả cây

2. Bộ phận dùng

Người ta sử dụng lá cây trong việc gói bánh và làm thuốc chữa bệnh.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây thường được thấy mọc hoang ở khắp các nơi núi rừng, những nơi ẩm ướt. Ngoài ra, người ta còn thấy lá dong mọc ở Ấn Độ, Inđonesia và phía nam Trung Quốc.

Thu hái và chế biến: Được trồng để lấy lá gói bánh. Lá còn dùng làm thuốc, có thể thu hái quanh năm. Dùng tươi.

4. Thành phần hoá học

Do lá dong được sử dụng trong phạm vi dân gian, nên hiện tại chưa thấy tài liệu nghiên cứu về các thành phần hóa học có trong lá dong.

B. Công dụng và liều dùng

1. Công dụng

Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng. Bánh sau khi luộc lên có một mùi thơm đặc biệt và dễ chịu.

Lá non được dùng chế dấm: Lá dong non nhúng vào rượu, hoặc lá dong ngâm trong nước đường (một phần đường, ba phần nước).

2. Liều dùng

Thuốc giã rượu, thuốc giải độc: Ngày uống 100-200g giã nát, vắt lấy nước cho uống.

Chữa rắn cắn: Lá dong nhai nát nuốt nước lấy bã đắp lên nơi rắn cắn.

C. Các bài thuốc có Lá dong

1. Chữa ngộ độc

Chuẩn bị: Đọt lá dong non 50g.

Thực hiện: Đem dược liệu rửa sạch, để ráo rồi đem giã nát và thêm nước vào, gạn uống. Thực hiện 2 – 3 lần giúp giải độc hiệu quả.

2. Chữa ngộ độc và say rượu

Chuẩn bị: Lá dong 100 – 200g.

Thực hiện: Đem ngâm rửa với nước muối, sau đó giã nát và vắt lấy nước uống.

3. Chữa vết thương do rắn cắn

Chuẩn bị: Lá dong non.

Thực hiện: Nhai nuốt nước rồi lấy bã đắp lên vết cắn. Ngay sau khi sơ cứu nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

4. Chữa vết thương chảy máu

Chuẩn bị: Lá dong 100g.

Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương rồi dùng băng cố định lại.

5. Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần

Chuẩn bị: Lá dong khô.

Thực hiện: Đem đốt tồn tính, mỗi lần dùng 20g uống với nước sôi để nguội. Ngày thực hiện từ 2 – 3 lần.

6. Chữa hen suyễn

Chuẩn bị: Phần thân chính của cây (là phân gốc của cây).

Thực hiện: Thái thành lát mỏng, sau đó sao vàng hạ thổ và sắc uống vài lần thì cơn hen sẽ dứt.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version