Site icon Medplus.vn

Lá Lốt | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

Cây lá lốt mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở miền Bắc nước ta, thường trồng bằng mẩu thân cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm vào nơi ẩm ướt, dưới bóng cây mát. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu lá lốt hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Lá Lốt | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Lá lốt; Tất bát; Phắc pạt; Bẩu bát

Tên khoa học: Piper lolot DC

Họ: Họ Piperaceae (Hồ tiêu)

Đặc điểm dược liệu

Cây lá lốt là một loại cây mềm, mọc cao tới 1m, thân hơi có lông.

Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong, phiến lá dài 13cm, rộng 8,5cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân, cuống lá dài chừng 2,5cm.

Cụm hoa mọc thành bông, bông hoa cái dài chừng 1cm, cuống dài 1cm.

Bộ phận dùng

Bộ phận sử dụng được là toàn thân trên mặt đất hoặc rễ.

Thu hái và chế biến

Lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa hay rễ. Hái về dùng tươi hay phơi khô để dành, nhưng thường dùng tươi. Nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8-9.

Phân bố

Cây lá lốt mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở miền Bắc nước ta, thường trồng bằng mẩu thân cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm vào nơi ẩm ướt, dưới bóng cây mát. Thường nhân dân trồng lấy lá làm gia vị hay làm thuốc.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Trong Cây lá lốt có tinh dầu. Hoạt chất khác chưa rõ.

Tính vị

Cây lá lốt có tính ẩm, vị cay.

Quy kinh

Chưa có dữ liệu.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng: Dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng cho tay chân hay đổ mồ hôi sau đó ngâm tay chân, ngâm đến lúc nguội thì ngừng.

Liều dùng: Liều hàng ngày 5 – 10g dạng khô hoặc 15 – 30g lá tươi. Sắc với nước, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Chữa chân tay đau nhức

Phối hợp các dược liệu: Lá lốt, rễ Bưởi bung, rễ Cỏ xước, rễ cây Vòi voi tất cả đều dùng tươi thái mỏng sao vàng, mỗi vị dược liệu dùng 15g khô, sắc với 600ml nước, cô lại còn 200ml. Chia mỗi ngày uống 3 lần.

Mụn nhọt

Phối hợp các dược liệu: Cây lá lốt, lá Chanh, Tía tô, lá Ráy mỗi vị 15g.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, tiếp theo các dược liệu còn lại rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

Đau bụng do lạnh

Chuẩn bị: Cây lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây lá lốt cần lưu ý: Khi sử dụng lá lốt cho những đối tượng là người bị đau dạ dày, táo bón không nên dùng.

Lá Lốt | Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version